Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn biết gì về Vitamin B7?

Cùng tìm hiểu về vitamin B7, hay còn được biết đến là Biotin, nhu cầu dinh dưỡng, và triệu chứng thiếu hụt qua bài viết dưới đây.

Vitamin B7 là một trong các vitamin nhóm B, thường được biết đến với tên gọi là Biotin. Cơ thể cần một lượng nhỏ biotin để chuyển hóa carbohydrate (chất đường bột), chất béo và protein.

Biotin được sản sinh bởi các vi khuẩn đường ruột, vì vậy vẫn chưa rõ ta có cần bổ sung biotin từ chế độ ăn hay không.

Vitamin B7 thường có mặt trong những loại thực phẩm bổ sung giúp tăng cường sức khỏe của tóc và móng. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng chứng minh những lợi ích này.

Nhu cầu vitamin B7 hàng ngày

Tuy hiện tại không có nhu cầu khuyến nghị hàng ngày (RDA) cho vitamin B7 do chưa có đủ bằng chứng, nhưng một lượng bổ sung an toàn là khoảng 25-30 microgam vitamin B7 mỗi ngày.

Thiếu hụt vitamin B7

Điều gì xảy ra nếu cơ thể không đủ vitamin B7? Vitamin B7 được sản xuất bởi vi khuẩn trong ruột và có sẵn trong thực phẩm, vì vậy việc thiếu hụt vitamin B7 là hiếm khi xảy ra.

Những người bị rối loạn về mặt di truyền, chẳng hạn như thiếu enzym biotinidase, thiếu hụt nhiều enzyme carboxylase và thiếu hụt enzym holocarboxylase synthetase cũng dễ bị thiếu vitamin B7.

Triệu chứng của thiếu vitamin B7

Các triệu chứng thiếu hụt bao gồm:

  • Viêm da tiết bã có vảy mịn và/hoặc phát ban đỏ, thường ở mặt
  • Tóc dễ gãy hoặc rụng tóc
  • Viêm kết mạc
  • Điều phối kém các chuyển động cơ thể
  • Uể oải
  • Chán ăn và buồn nôn
  • Trầm cảm nhẹ
  • Ảo giác
  • Dị tật bẩm sinh (nghiên cứu ở động vật)
  • Có thể làm giảm khả năng miễn dịch và dễ bị nhiễm vi khuẩn/nấm

Nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B7

Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B7 bao gồm:

  • Gan
  • Lòng đỏ trứng
  • Các loại hạt
  • Rau lá xanh
  • Khoai lang
  • Quả dâu tây

 Ngoài ra, Vitamin B7 cũng không dễ bị mất đi trong khi nấu ăn. Tuy nhiên, cũng nên chọn những thực phẩm tươi sống, và chế biến dưới dạng hấp hoặc luộc, tránh đun nấu trong thời gian dài để làm hao hụt các loại vitamin khác.

Có nên uống bổ sung vitamin B7?

Một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng dưỡng chất có thể đã cung cấp đủ lượng vitamin B7 cần thiết.

Những người đang lọc máu thận hoặc phải truyền dinh dưỡng có thể cần bổ sung vitamin B7, nhưng điều này cần phải được tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin B7 có thể có vai trò trong việc cải thiện lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường nhưng cần phải nghiên cứu thêm để có thể đi đến kết luận.

Phụ nữ mang thai có lượng vitamin B7 thấp có thể được khuyến cáo nên bổ sung thêm vitamin B7.

Các bằng chứng sơ bộ cho thấy vitamin B7 có thể giúp cải thiện tình trạng móng giòn nhưng những lợi ích chưa được chứng minh.

Các công dụng khác của việc bổ sung vitamin B7 cho các tình trạng như rụng tóc, trầm cảm và viêm gan cũng chưa được thử nghiệm.

Tuy nhiên, không nên bổ sung quá nhiều biotin vì có thể gây hại.

Tác dụng phụ của Vitamin B7

Vitamin B7 được coi là an toàn cho hầu hết mọi người khi dùng đường uống với liều lượng chính xác. Chưa thấy có bất kỳ tác hại nào khi dùng tới 0,9mg mỗi ngày.

Nếu sử dụng quá liều:

Vitamin B7 là một loại vitamin tan trong nước, có nghĩa là bất kỳ chất dư thừa nào được bài tiết qua nước tiểu và phân làm cho độc tính trở nên hiếm.

Có rất ít thông tin liên quan đến độc tính nhưng nếu bạn lo ngại rằng bạn có thể đã sử dụng quá liều vitamin B7, thì hãy tìm tư vấn y tế.

Một tình trạng gọi là tràn dịch màng phổi tăng bạch cầu ái toan có thể xảy ra khi vitamin B7 dư thừa được ăn cùng với vitamin B5.

Tương tác thuốc:

Rượu và một số loại thuốc chống co giật có thể ảnh hưởng đến việc vận chuyển biotin trong cơ thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguồn Biotin tự nhiên giúp tóc và móng khỏe mạnh

 

Bình luận
Tin mới
  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

  • 07/07/2025

    Liệu bạn có đang lo lắng về hiệu suất tình dục?

    Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.

Xem thêm