Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh đóng một vai trò quan trọng giúp tinh thần và thể chất của bạn luôn khỏe mạnh. Khi chúng ta ăn thực phẩm không lành mạnh như thức ăn nhanh, đồ chiên, đồ ngọt…trong thời gian dài, cơ thể bắt đầu có biểu hiện của những bệnh nguy hiểm. Ngược lại, chúng ta biết cân bằng chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh, cơ thể cho thấy những tín hiệu tích cực về sức khỏe.
Trầm cảm là bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần, do sự mất cân bằng của một số chất hóa học và hormone trong não. Những triệu chứng của bệnh trầm cảm bao gồm: cảm giác buồn bã, căng thẳng, thiếu năng lượng và hứng thú với các hoạt động, thiếu tập trung, thay đổi khẩu vị, dễ kích động, khóc nhiều, suy nghĩ quá mức, lo lắng, có xu hướng tự tử.
Trước khi sử dụng viên uống vitamin, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ
Người bị trầm cảm thường cảm giác buồn bã, căng thẳng, không muốn giao tiếp
Dưới đây là 7 loại vitamin giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm:
Vitamin D
Nguồn vitamin D tự nhiên chủ yếu có trong ánh sáng mặt trời. Vitamin D là chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ điều trị trầm cảm và một số bệnh khác. Vitamin D được biết là tăng cường một số thụ thể trong não, từ đó kích thích sản xuất hormone hạnh phúc serotonin. Khi nồng độ serotonin tối ưu trong não, các triệu chứng bệnh trầm cảm giảm đáng kể. Bên cạnh đó, vitamin D được tìm thấy trong lòng đỏ trứng, phô mai, thịt bò, cam, cá, sữa đậu nành.
Vitamin B6
Bổ sung vitamin B6 giúp tăng cường chức năng của hệ thần kinh trong não và cân bằng các hormone não, giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Các thực phẩm giàu vitamin B6 như: Thịt lợn, thịt gà, cá, bánh mì nguyên chất, đậu, trứng, rau…
Vitamin B3
Hàm lượng serotonin thấp trong não là nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm. Vitamin B3 có khả năng tăng cường sản xuất serotonin trong não, do đó hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm. Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin B3 là: Nấm, đậu phộng, đậu xanh, cá, gà tây, thịt bò.
Thực phẩm không chỉ bổ sung vitamin mà còn chứa nhiều khoáng chất, chất xơ tốt
Vitamin B12
Một số nghiên cứu đã chỉ ra sử dụng thực phẩm giàu vitamin B12 giúp ổn định tâm trạng, cải thiện năng lượng tinh thần và giảm triệu chứng bệnh trầm cảm. Bởi, vitamin B12 có tác dụng giữ cho các chất dẫn truyền thần kinh trong não khỏe mạnh. Thực phẩm giàu vitamin B12 là: Thịt, gan và thận của gia cầm, sò, cá, sữa, các sản phẩm từ sữa, thịt bò.
Vitamin C
Vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng đa năng nhất vì những lợi ích sức khỏe, bao gồm hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm. Các nghiên cứu được đã chỉ ra vitamin C có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm nhất định. Khả năng trẻ hóa các tế bào của vitamin C giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung. Một số nguồn thực phẩm tốt nhất của vitamin C là: Cam, quả mọng, súp lơ, bông cải xanh, cà chua, rau chân vịt, ớt chuông, rau xanh.
Vitamin E
Nghiên cứu về vitamin E của Đại học Wollongong (Úc) cho thấy sử dụng vitamin E thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung, có thể làm giảm các triệu chứng bệnh trầm cảm và giữ các chất dẫn truyền thần kinh trong não khỏe mạnh. Vitamin E có trong các thực phẩm: Đậu phộng, quả phỉ, cá, dầu cá, hạt hướng dương, rau xanh, hạnh nhân, dầu dừa.
Vitamin B9
Vitamin B9 (acid folic) có nhiều lợi ích sức khỏe. Acid folic có thể cải thiện mức serotonin và dopamine trong não, giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B9 là: Đậu lăng, đậu, đậu Hà Lan, bơ, rau xanh, rau chân vịt, đậu bắp, trái cây.
Những bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm nặng như: Khóc nhiều, thay đổi tâm trạng liên tục, có ý định và hành vi tự tử… cần được chăm sóc y tế kịp thời. Bổ sung các vitamin tự nhiên kết hợp sử dụng các loại thuốc và phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sỹ, giúp điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả.
Tham khảo thêm thông tin tại: Sự khác biệt giữa nỗi buồn và sự trầm cảm
Mọc răng là giai đoạn khá đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ. Mọi trẻ em đều phải trải qua, trong quá trình này trẻ có thể bị sốt nên hay quấy khóc khiến mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ những cách chăm sóc cần nắm rõ khi trẻ mọc răng.
Nấm miệng là một tình trạng gây tổn thương răng miệng, lưỡi bị nấm candida xâm nhiễm. Các tổn thương bị đau và chảy máu khi cạo lưỡi hay đánh răng. Bệnh sẽ khiến người bệnh thấy chán ăn, gây khó khăn khi nhai nuốt thức ăn và dẫn đến sụt cân và suy nhược cơ thể.
Phụ nữ tuổi trung niên nội tiết tố thay đổi, tóc dễ bị hư tổn, gãy rụng … Vậy làm như nào để hạn chế?
Dị ứng thức ăn là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một protein có trong thức ăn. Biểu hiện với nhiều triệu chứng và mức độ khác nhau, nhưng phần lớn đều gây khó chịu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, hiểu biết những nguy cơ để phòng tránh là vô cùng quan trọng.
WHO thông báo phát hiện hai biến thể phụ của chủng Omicron.
Các bài tập thể hình tác động mạnh mẽ tới thân dưới giúp chị em có chân thon, mông nở. Với một cặp tạ tay, bạn có thể thử 4 động tác giúp săn chắc cơ bắp vùng thân dưới sau đây.
Không duy trì được cương dương ở nam giới hoặc không thể “lên đỉnh” ở phụ nữ bị xem là những rối loạn chức năng tình dục. Tuy nhiên, khó “lên đỉnh” cũng có thể bắt nguồn từ một số yếu tồ từ sinh lý đến tâm lý.
Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm ra mối liên hệ giữa chế độ ăn uống với sức khỏe làn da của chúng ta. Một số nghiên cứu cho rằng sức khỏe làn da chịu ảnh hưởng không nhỏ từ thực phẩm hoặc chế độ ăn uống của chúng ta.