Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nghiên cứu cho thấy tập thể dục giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tăng hiệu quả vaccine COVID-19

Sự hiện diện của vaccine trong giai đoạn hiện nay đã mang lại những hy vọng về sự kết thúc của đại dịch. Tuy nhiên, các ca tử vong và ca bệnh do COVID-19 vẫn không ngừng gia tăng hàng ngày trên khắp thế giới. Khi chúng ta cố gắng tạo một thứ miễn dịch cho toàn cầu, kịch bản có khả năng nhất chính là trong vài năm tới COVID-19 sẽ giống như các bệnh truyền nhiễm khác, chẳng hạn như bệnh cúm. Và để biến kịch bản này thành sự thật, cách tốt nhất để làm điều đó là hoạt động thể chất.

Hoạt động thể chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tăng hiệu quả vaccine COVID-19

Khoa học đã chứng minh hoạt động thể chất là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa các bệnh mạn tính, bên cạnh chế độ ăn uống và từ bỏ các thói quen xấu như bỏ thuốc lá... Theo nghiên cứu được tiến hành từ năm 2008 cho thấy, việc không hoạt động thể chất là nguyên nhân của hơn 5 triệu ca tử vong sớm mỗi năm.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc duy trì hoạt động thể chất thường xuyên giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp giảm hơn 1/3 nguy cơ bị ốm và tử vong do bệnh truyền nhiễm, đồng thời tăng đáng kể hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng vaccine. Điều này có ý nghĩa thực sự quan trọng đối với các biện pháp ứng phó trong đại dịch.

Một nghiên cứu mới đây đã đã thu thập và xem xét một cách có hệ thống tất cả các bằng chứng hiện có liên quan đến tác động của hoạt động thể chất đối với nguy cơ bị ốm và tử vong do các bệnh truyền nhiễm như viêm phổi - nguyên nhân tử vong hiện tại do COVID-19 - đối với hoạt động của hệ miễn dịch hệ thống và kết quả của việc tiêm chủng vaccine. Tuy nghiên cứu được tiến hành quá sớm trong mùa đại dịch, nhưng những phát hiện của nghiên cứu cho thấy tập thể dục có liên quan nhiều đến khả năng đáp ứng của đại dịch.

Theo kết quả nghiên cứu, việc đáp ứng theo các hướng dẫn và khuyến nghị về hoạt động thể chất — 30 phút hoạt động mỗi ngày, năm ngày một tuần — giúp giảm 37% nguy cơ bị ốm và tử vong vì các bệnh truyền nhiễm. Kết quả này trở thành bằng chứng nhất quán và thuyết phục thông qua 6 nghiên cứu liên quan đến hơn nửa triệu người tham gia. Hơn nữa, việc duy trì tập thể dục còn có hiệu quả đặc biệt với những người có các yếu tố nguy cơ khác của COVID-19 như bệnh tiểu đường hay tuổi tác cao.

Một bằng chứng đáng tin cậy khác cho thấy hoạt động thể chất thường xuyên còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Qua 35 thử nghiệm độc lập ngẫu nhiên có đối chứng (tiêu chuẩn vàng cho các bằng chứng thử nghiệm khoa học) đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất thường xuyên dẫn đến tăng nồng độ kháng thể immunoglobulin IgA. Kháng thể này bao phủ màng niêm mạc của phổi và các bộ phận khác của cơ thể, nơi virus và vi khuẩn có thể xâm nhập. Đặc biệt, hoạt động thể chất thường xuyên cũng làm tăng số lượng tế bào T-CD4 – có nhiệm vụ cảnh báo hệ thống miễn dịch về một cuộc tấn công và điều chỉnh phản ứng của cơ thể với các tác nhân đó.

Điểm cuối cùng mà nghiên cứu chỉ ra là trong các thử nghiệm, vaccine cho kết quả hiệu quả hơn nếu chúng được tiêm sau một chương trình hoạt động thể chất. Một người hoạt động tích cực có khả năng có số lượng kháng thể sau khi được tiêm vaccine hơn 50% so với người không hoạt động. Đây được coi là một phương pháp hiệu quả và dễ dàng để thúc đẩy hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng vaccine. Nếu đánh giá trên những khó khăn trong khả năng cung ứng chuỗi vaccine trong thời điểm hiện tại, thì các hoạt động thể chất – cụ thể là tập thể dục là một bước đi khôn ngoan để thực hiện mục tiêu của chiến dịch tiêm chủng.

Cách thức hoạt động thể chất ngăn ngừa bệnh tật

Có ba cơ chế làm giúp hoạt động thể chất trở thành liều thuốc hữu hiệu chống lại các bệnh truyền nhiễm.

  • Đầu tiên, hoạt động thể chất bảo vệ khỏi các yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng nặng và tử vong. Những người hoạt động thể chất ít có nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, hô hấp và tim mạch. Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp khác sẽ trầm trọng hơn trên những đối tượng gặp phải các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn này.
  • Hoạt động thể chất cũng làm giảm căng thẳng và tình trạng viêm mạn tính, do đó làm giảm khả năng phát triển các nhiễm trùng bất lợi và tử vong. Hầu hết các ca tử vong do COVID-19 và viêm phổi là do phản ứng viêm không kiểm soát được.
  • Cuối cùng, đương nhiên là hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng sẽ khỏe mạnh hơn nếu chúng ta hoạt động thể chất đều đặn.

Sự cần thiết của các hoạt động thể chất

Không thể phủ nhận rằng hoạt động thể chất là phương thức vô cùng quan trọng để giúp con người ít bị tổn thương hơn trước các bệnh truyền nhiễm cũng như các bệnh dịch và đại dịch trong tương lai. Việc duy trì hoạt động thể chất trong mùa dịch được coi là một hình thức cần thiết và hiệu quả trong việc chống lại sự bùng phát COVID-19 hiện nay, và điều này cũng là một hình thức đầu tư dài hạn để ngăn chặn những tác động tàn khốc đối với kinh tế và xã hội mà đại dịch đã gây ra trong thời gian qua trên toàn cầu.

Nhiều chính phủ ở các quốc gia đã khuyến khích người dân sớm và tích cực vận động tại nhà trong thời điểm đại dịch để đối phó với các biện pháp phong tỏa. Đã có một làn sóng quan tâm đến việc tập thể dục ngay sau lệnh phong tỏa được áp đặt ở hầu hết các cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, thật không may là theo các đánh giá nghiên cứu, điều này đã không chuyển thành sự thay đổi tích cực trong mức độ hoạt động.

Ngược lại với kỳ vọng của những nhà lãnh đạo, mức độ hoạt động thể chất đã giảm rõ ràng trên toàn cầu trong năm qua. Đây là một xu hướng nguy hiểm có thể khiến dân số dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và mạn tính chỉ trong một ngắn hạn. Nếu không được kiểm soát, nó cũng sẽ để lại hậu quả lâu dài và gây tổn hại cũng như làm tăng gánh nặng bệnh tật, chi phí kinh tế và xã hội liên quan.

Việc đánh giá thấp tác động của tình trạng không hoạt động thể chất cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng về sức khỏe ở mức độ không thể chấp nhận được. Nói chung, mức độ hoạt động thể chất thấp hơn trong các xã hội có bất bình đẳng về kinh tế lớn, và điều này ảnh hưởng nhiều nhất đến phụ nữ. Do vậy, vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết đối với các chính phủ và các chuyên gia y tế tại các quốc gia là làm thế nào để khuyến khích tất cả các thành phần trong xã hội cùng thúc đẩy hoạt động thể chất.

Tổng kết

Hoạt động thể chất mang lại những lợi ích rõ rệt, không chỉ về sức khỏe nói chung mà còn tác động đối với hệ miễn dịch trong khả năng cải thiện đáp ứng vaccine COVID-19. Đối với các quốc gia, điều này cần được coi là ưu tiên trong thời điểm giãn cách xã hội nhằm đạt được mục tiêu của các chiến dịch tiêm chủng.

Tham khảo thêm thông tin tại: Tại sao tiêm vaccine COVID-19 mũi thứ 2 rất quan trọng?

Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm