Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

So sánh bản chất 3 loại vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson&Johnson

Mới đây tại Mỹ, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê chuẩn giấy phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Covid-19 của nhà sản xuất Johnson&Johnson. Đây là loại vaccine Covid-19 thứ 3 được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại quốc gia này, sau 2 loại vaccine đã được cấp phép trước đó của 2 nhà sản xuất Pfizer-BioNTech và Moderna.

Theo tờ báo The New York Times, công ty Johnson&Johnson sẽ bắt đầu vận chuyển hàng triệu liều vaccine vào đầu tháng 3/2021, và sẽ cung cấp 100 triệu liều cho quốc gia này vào cuối tháng 6. Có nhiều thông tin cho rằng vaccine của hãng Johnson&Johnson có sự khác biệt rõ rệt so với hai loại vaccine đã được sử dụng trong nước từ trước. Trước đó, 600 triệu liều vaccine của Pfizer-BioNTech và Moderna đã được dự đoán là đủ cung cấp cho toàn bộ người dân Mỹ tiêm chủng. Tuy nhiên, phê duyệt tiếp loại vaccine thứ 3 mang tới nhiều câu hỏi về sự khác nhau và hiệu quả của 3 loại vaccine kể trên.

Sự khác biệt của các loại vaccine

  1. Bản chất vaccine là khác nhau

Không giống như vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech và Moderna đều có bản chất là vaccine mRNA, vaccine của Johnson&Johnson được gọi là vaccine vector virus. Vector virus là hệ thống được cài đặt một hoặc nhiều vùng gene mã hóa vùng kháng nguyên mong muốn. Khi tiêm chủng, kháng nguyên protein sẽ được biểu hiện tương tác với vật chủ để tạo ra đáp ứng miễn dịch phòng tác nhân đích gây bệnh. Loại vaccine này lấy một loại virus adenovirus vô hại và thay thế một phần nhỏ vùng mã di truyền của nó bằng các gen được lấy từ các gen đột biến của virus SARS-CoV-2.

Theo các chuyên gia, vaccine vector virus an toàn hơn so với các loại vaccine có bản chất là mRNA, vì chúng không tái tạo trong các tế bào cơ thể và gây bệnh. Phương pháp điều chế vaccine dạng này đã được sử dụng để tạo nên nhiều loại vaccine rất hiệu quả trước đây, như vaccine Ebola và gần đây nhất là vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca.

  1. Tính hiệu quả

Về tính hiệu quả, theo các đánh giá của FDA, vaccine của Johnson&Johnson có hiệu quả đạt 72% trong việc ngăn ngừa Covid-19 và 86% hiệu quả trong việc ngăn ngừa các trường hợp nhiễm trùng nặng. Nghiên cứu trên vaccine của Pfizer-BioNTech thực hiện tại Israel, hiệu quả cắt giảm 94% các trường hợp mắc bệnh có triệu chứng ở mọi lứa tuổi sau 2 liều tiêm. Đối với vaccine của Moderna, điểm hiệu quả của vaccine tương ứng là 94,5%.


Nguồn: WHO
  1. Bảo quản và điều chế

Một điểm khác biệt nữa giữa 3 loại vaccine là 2 loại vaccine của Pfizer-BioNTech và Moderna đều yêu cầu hai liều tiêm. Tuy nhiên, vaccine của Johnson&Johnson chỉ cần một liều duy nhất. Điều đó có nghĩa là việc tiêm vaccine có thể đạt hiệu quả ngăn ngừa sớm hơn. Ngoài ra, vaccine Covid-19 của Johnson&Johnson có lợi thế hơn với việc bảo quản dễ dàng. Hai loại vaccine hiện có sẵn tại Mỹ yêu cầu nhiệt độ đông lạnh để bảo quản. Nền tảng adenovirus của Johnson&Johnson tương đối ổn định và có thể được giữ trong tủ lạnh trong nhiều tháng. Theo các báo cáo, sản xuất các vaccine có nền tảng adenovirus cũng ít tốn kém hơn.

  1. Tác dụng phụ

Các báo cáo cho thấy rằng vaccine của Johnson&Johson dường như ít gây ra các tác dụng phụ hơn sau sau khi tiêm. Gần đây, đã xuất hiện các báo cáo rằng hầu hết các tác dụng phụ được ghi nhận sau khi tiêm liều thứ hai của vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna. Chưa có nghiên cứu cụ thể hay ghi nhận tác dụng phụ trên vaccine của Johnson&Johnson, song các nhà khoa học cho rằng việc không yêu cầu liều tiêm thứ hai có thể mang tới khả năng ít bị tác dụng phụ hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại: Bạn biết gì về Vaccine COVID-19 của Oxford/ AstraZeneca?

 

Theo Tổng hợp từ Sciencetimes
Bình luận
Tin mới
  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

Xem thêm