Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tác dụng phụ vaccine Covid-19 dễ nhầm với ung thư

Người tiêm vaccine Covid-19 có thể bị nổi hạch bạch huyết ở nách hoặc gần xương đòn, dễ nhầm lẫn với dấu hiệu bệnh ung thư.

Triệu chứng này là vô hại và sẽ biến mất trong vài tuần. Theo các chuyên gia, sưng tấy vùng tiêm là phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch với bất cứ loại vaccine nào, bao gồm mũi tiêm phòng cúm hay ung thư cổ tử cung (HPV). Bệnh nhân cảm nhận được hoặc không. Song hạch bạch huyết có thể hiển thị dưới dạng đốm trắng trên kết quả chụp quang tuyến vú hoặc chụp cắt lớp lồng ngực, gần giống với hình ảnh lây lan của khối u.

Tiến sĩ Constance D. Lehman, trưởng khoa Phân tích Nhũ ảnh tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, tác giả của hai báo cáo đăng trên tạp chí Roentgenology về vấn đề này, cho biết: "Tôi đặc biệt muốn phổ biến điều này đến các bệnh nhân đang theo dõi sau khi điều trị thành công ung thư. Tôi không thể tưởng tượng họ lo lắng đến thế nào nếu tái khám và nghe được rằng: ‘Chúng tôi đã tìm thấy một đốm trắng lớn, không biết đó có phải ung thư nhưng cũng không có gì là chắc chắn’, hoặc tệ hơn ‘Chúng tôi nghĩ đó có thể là ung thư’".

Sưng hạch ở nách là tác dụng đã được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng vaccine Moderna và Pfizer-BioNTech. Theo nghiên cứu của Moderna, 11,6% người dùng bị sưng hạch bạch huyết sau liều tiêm đầu tiên, 16% có triệu chứng này sau mũi thứ hai. Pfizer-BioNTech ghi nhận 0,3% tình nguyện viên gặp tình trạng trên. Nhưng con số này chỉ phản ánh biểu hiện mà bệnh nhân và bác sĩ của họ cảm nhận được. Các chuyên gia X-quang cho rằng con số thực tế có thể cao hơn, nhiều trường hợp hiển thị trên ảnh chụp quang tuyến vú, cắt lớp hoặc CT.

Hình chụp quang tuyến vú của một người đàn ông sau khi tiêm vaccine Covid-19, các hạch bạch huyết trắng được hiển thị. Ảnh: Radiology 2021

Theo tiến sĩ Lehman, điều quan trọng là các trung tâm chẩn đoán hình ảnh cần nắm được thông tin người bệnh đã từng tiêm phòng Covid-19 hay chưa, ghi lại ngày và vị trí tiêm. Đối với các bệnh nhân khám sàng lọc có đốm trắng trên kết quả chiếu chụp nhưng không gặp vấn đề bất thường nào khác, phòng khám của bà gửi kèm thư lưu ý: "Hạch bạch huyết ở vùng nách bên tiêm vaccine Covid-19 lớn hơn, có hiển thị trên ảnh chụp quang tuyến vú. Điều này rất phổ biến, là phản ứng bình thường của cơ thể với vaccine. Tuy nhiên nếu cảm thấy có khối u ở nách kéo dài hơn 6 tuần sau khi tiêm phòng, bạn nên thông báo lại với bệnh viện".

Cách tránh gây hoang mang là đổi lịch chụp X-quang định kỳ và các thủ tục tương tự sang ít nhất 6 tuần sau tiêm liều vaccine cuối cùng. Hiệp hội Chẩn đoán Nhũ ảnh cũng đưa ra khuyến cáo tương tự. Song nhiều chuyên gia cảnh báo không nên trì hoãn tầm soát ung thư vú quá lâu.

Người mắc ung thư được khuyến khích tiêm vaccine Covid-19, bởi họ có nguy cơ tử vong cao hơn so với cộng đồng nói chung. Nhưng một số phương pháp điều trị khối u có thể cảm trở khả năng đáp ứng miễn dịch với các liều tiêm. Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm phòng.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Vắc-xin phòng COVID - 19 của Moderna có hiệu quả bảo vệ tốt trên khỉ

Thục Linh (Theo NY Times) - Theo vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

  • 15/04/2024

    8 loại rau giàu protein nên có trong bữa ăn hàng ngày

    Để bổ sung chất đạm cho bữa ăn hàng ngày, bên cạnh thịt cá, trứng, sữa, bạn không nên bỏ qua 8 loại rau xanh, hạt họ đậu giàu protein.

  • 15/04/2024

    Bệnh trĩ khi mang thai

    Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch.

Xem thêm