Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 tin đồn không đúng về Vaccine

Đừng tin vào những lời đồn, hãy để chuyên chỉ ra những quan niệm sai lầm phổ biến nhất về vaccine cho trẻ em và người lớn.

Đừng tin vào những lời đồn, hãy để chuyên gia chỉ ra những quan niệm sai lầm phổ biến nhất về vaccine cho trẻ em và người lớn.

Đôi nét về Vaccine

Vaccin xuất hiện vào cuối những năm 1700 khi Edward Jenner tạo ra một loại thuốc phòng bệnh đậu mùa, và đó được coi là một trong những phát minh y tế công cộng vĩ đại nhất mọi thời đại. Dần dần, các nhà khoa học đã phát triển vaccine cho hầu hết các bệnh từ bại liệt đến bệnh sởi, cứu sống hàng triệu người. Mặc dù vaccine có lịch sử lâu dài nhưng vẫn còn một số nhầm lẫn và những lời đồn đại về vaccine.

Tác dụng phụ của vaccine rất kinh khủng?

Sự thật: Vaccine trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa vào sử dụng. Vẫn có những tác dụng phụ nhẹ như bầm tím, đau vết tiêm hoặc mệt mỏi nhưng tác dụng phụ nghiêm trọng là cực kỳ hiếm gặp. Vaccine phòng bệnh được thử nghiệm ở nhiều trẻ em trong một khoảng thời gian dài hơn bất kỳ loại thuốc nào khác trước khi được FDA chấp thuận. Lợi ích mà vaccine đem lại vượt xa mọi rủi ro

 Một số bệnh hiếm gặp không cần vaccine nữa?

Sự thật: Các bệnh như bại liệt và bạch hầu có thể hiếm gặp ở Hoa Kỳ (vì chương trình tiêm phòng) nhưng chúng vẫn tồn tại ở các nơi khác trên thế giới. Chỉ cần một khách du lịch không được tiêm chủng mang bệnh về nhà và tỷ lệ tiêm chủng giảm xuống thì dịch bệnh có thể lây lan rất nhanh. Khi quá nhiều người không tiêm chủng, sẽ dẫn đến sự bùng phát của các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm và hiếm gặp như ho gà và sởi. Năm 2019 có gần 1300 ca mắc sởi ở Mỹ, số lượng ca mắc lớn nhất kể từ năm 1992, phần lớn các trường hợp đều là những người chưa được tiêm chủng. Trừ những người không thể tiêm vaccine như bệnh nhân ung thư, trẻ sơ sinh... thì việc tự nguyện tiêm chủng không chỉ bảo vệ bản thân bạn mà cả cộng đồng của bạn.

Không nên tiêm phòng cúm vì có rất nhiều chủng khác nhau?

Sự thật: Vì có rất nhiều chủng khác nhau nên hiệu quả của vaccine cúm thường dựa trên sự phù hợp giữa các chủng vaccine và loại đang lưu hành trong cộng đồng địa phương năm đó. Khi tiêm vaccine cúm, bạn sẽ ít khả năng mắc bệnh, hoặc nếu mắc thì mức độ bệnh sẽ ít nghiêm trọng hơn.

Hệ thống miễn dịch của trẻ không thể xử lý nhiều loại vaccine cũng một lúc?

Sự thật: Tiêm nhiều loại vaccine khác nhau cùng một lúc sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe lâu dài nào. Chúng ta tiếp xúc với hàng trăm loại virus và vi khuẩn trong các hoạt động thường ngày. Vaccine phòng bệnh không phải là gánh nặng thêm cho hệ thống miễn dịch, ngay cả đối với trẻ sơ sinh. Một số nghiên cứu còn cho rằng hệ thống miễn dịch thực sự có thể trở nên mạnh mẽ hơn khi kết hợp với vaccine, có thể là do chúng kêu gọi các nhánh khác nhau của hệ thống miễn dịch sau đó hoạt động cùng nhau.

Bạn có nhiều khả năng bị bệnh do vaccine hơn là từ môi trường?

Sự thật: Vaccine đến từ vi trùng bị giết hoặc suy yếu, hoặc chỉ các protein cụ thể từ chúng, sẽ không gây ra bệnh nghiêm trọng. Để giúp cơ thể nhận ra và chống lại căn bệnh này trong tương lai, hệ thống miễn dịch sẽ có phản ứng tương tự như nhiễm trùng thực sự, nhưng hầu hết bạn sẽ gặp phải một triệu chứng nhỏ như sốt – ít nguy hiểm hơn bất cứ triệu chứng nào do bệnh gây ra..

Vaccine có thể gây ra bệnh tự kỷ?

Sự thật: Đó là điều hoàn toàn vô lý. Tin đồn bắt nguồn từ một nghiên cứu nhỏ, thiếu sót năm 1998 chỉ kiểm tra 12 trẻ em và không có nhóm chứng để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng của chúng. Một cuộc điều tra của tạp chí y tế  Anh đã phát hiện ra rằng tác giả nghiên cứu này đã thay đổi tiền sử bệnh tật của trẻ em. Nghiên cứu này sau đó đã chính thức được rút lại bởi 10 trong số 13 tác giả ban đầu và nhiều nghiên cứu đã không tìm thấy mối liên hệ nào giữa vaccine và bệnh tử kỷ.

Tỷ lên bệnh đang giảm vì vệ sinh tốt hơn, không phải do vaccine?

Sự thật: Theo WHO, trong vài thập kỷ qua tỷ lệ mắc các bệnh cụ thể đã giảm đáng kể sau khi có vaccine. Cho dù bạn siêng năng rửa tay thế nào thì cũng không thể xây dựng khả năng miễn dịch. Mặc dù vệ sinh tốt rất quan trọng để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh nhưng vi khuẩn có thể tiếp tục gây bệnh chỉ cần chúng vẫn còn tồn tại.

Không tiêm vaccine khi đang bị cảm lạnh?

Sự thật: Vaccine không làm cho bệnh nhẹ trở nên nặng hơn. Hệ thống miễn dịch mạnh hơn nhiều so với mọi người nghĩ. Ngay cả những đứa trẻ bị sốt nhẹ, ho, sổ mũi, viêm tai hoặc tiêu chảy nhẹ cũng có thể được tiêm vaccine một cách an toàn mà không làm cho các triệu chứng của trẻ trở nặng hơn. Nhưng nếu con bạn có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng thì hãy nói chuyện với bác sĩ để nhận được lời khuyên y tế đúng đắn.

Vaccine đảm bảo 100% bạn sẽ không bị bệnh?

Sự thật: Vaccine không hiệu quả 100%, nhưng cũng gần tới. Các vaccine có thể bảo vệ hơn 95% trẻ em được tiêm chủng. 5% còn lại cần được tiêm liều thứ 2 để xây dựng khả năng miễn dịch. Các chuyên gia dựa vào khả năng miễn dịch cộng đồng để tăng cường bảo vệ những trường hợp không đáp ứng vaccine, do vậy càng có nhiều người được tiêm vaccine trong cộng đồng thì càng ít có khả năng vi trùng có thể gây bệnh cho cả người tiêm vaccine và người không được tiêm phòng.

Vaccine chứa thủy ngân rất nguy hiểm?

Sự thật: Một số vaccine sử dụng chất bảo quản có tên là Thimerosal, có chứa ethylmercury, nhưng không có bằng chứng cho thấy nó có thể gây hại ở liều thấp. Một mối quan tâm lớn hơn là methylmercury, chất khử trùng độc hại có thể làm hỏng hệ thống thần kinh trung ương, không có trong vaccine. Cơ thể loại bỏ ethylmercury nhanh hơn methylmercury, khiến nó ít có khả năng gây tổn thương. Và ethylmercury đã được loại bỏ khỏi vaccine cho trẻ em vào năm 2001 để giảm bớt bất kỳ mối lo ngại nào. Có vaccine không chứa Thimerosal cho thanh thiếu niên và người lớn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự thật và hiểu lầm về vaccine

 

Bình luận
Tin mới
  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

  • 12/01/2025

    Bảo vệ và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

    Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.

  • 11/01/2025

    Dị ứng mùa đông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

    Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé

  • 10/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 10/01/2025

    6 nhóm người nên ăn thịt bò

    Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.

  • 10/01/2025

    Cảm thấy chóng mặt vì cúm? Đây là những điều bạn nên biết

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.

Xem thêm