Trong bối cảnh dịch bệnh, trẻ đang ngày càng dành ít thời gian ngoài trời hơn so với trước đây. Sự kết giữa thời gian sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn và thời gian ở ngoài trời ít hơn thực sự có thể gây hại cho thị lực và khiến chúng có nguy cơ phát triển bệnh cận thị hoặc mức cận thị gia tăng. Điều đó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về mắt trong tương lai, bao gồm một số bệnh có thể gây mù lòa.
Nguyên nhân nào gây cận thị?
Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem cận thị phát triển và tiến triển như thế nào. Cận thị xảy ra khi nhãn cầu quá dài hoặc sức tập trung của mắt quá mạnh, khiến các tia sáng tập trung ở phía trước võng mạc thay vì rơi trên võng mạc ở điểm vàng, khiến hình ảnh bị mờ. Mặc dù kính thuốc hay kính áp tròng có thể điều chỉnh thị lực của trẻ, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng bị cận thị nặng khiến trẻ có nguy cơ mắc một số vấn đề về mắt, bao gồm bong võng mạc, tăng nhãn áp và thoái hóa điểm vàng.
Các vấn đề về hoạt động ngoài trời
Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy việc dành thời gian ngoài trời có thể làm chậm sự khởi phát và tiến triển của bệnh cận thị. Tại Đài Loan, học sinh lớp 1 tại các trường được xây dựng chương trình học tăng thời gian hoạt động ngoài trời lên 11 giờ hoặc nhiều hơn mỗi tuần ít bị cận thị hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Tương tự, ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thêm 40 phút hoạt động ngoài trời mỗi ngày ở trường làm giảm sự phát triển của tật cận thị ở trẻ 6 tuổi trong vòng 3 năm tiếp theo.
Mặc dù không có sự thống nhất về thời gian trẻ em cần ở bên ngoài hay tầm quan trọng của cường độ ánh sáng mà trẻ tiếp xúc, tuy nhiên việc dành thời gian ngoài trời nhiều hơn có thể giúp cân bằng nhiều “công việc khiến mắt phải nhìn gần” hơn theo một nghiên cứu về trẻ em tại Úc cho thấy .
Thời thơ ấu là thời điểm quan trọng để xem xét về cận thị vì trẻ em bị cận thị có xu hướng trở nên cận thị nặng nề hơn theo thời gian. Tuổi khởi phát cận thị là yếu tố dự báo có ý nghĩa nhất về tình trạng cận thị nặng sau này. Trên toàn cầu, tỷ lệ cận thị đang tăng lên. Tỷ lệ cận thị ở trẻ em từ 6-19 tuổi ước tính vào khoảng 40% ở Châu Âu và Bắc Mỹ, và cao hơn ở Châu Á. Vào giữa thế kỷ 20 , các nhà nghiên cứu nghiên cứu xu hướng này đã ước tính rằng khoảng một nửa dân số thế giới có thể bị cận thị.
Tỷ lệ cận thị cao như vậy cũng đi kèm với gánh nặng kinh tế. Khả năng mất năng suất do cận thị là gần 250 tỷ đô la Mỹ vào năm 2015 trên toàn cầu.
Xây dựng lối sống lành mạnh cho mắt tại nhà
Cha mẹ có thể giúp đỡ con trẻ bằng cách quản lý thời gian sử dụng thiết bị của con mình để hỗ trợ việc giáo dục, trong khi vẫn cần hạn chế các nội dung như hoạt hình hay trò chơi điện tử. Cha mẹ cũng có thể khuyến khích các hoạt động ngoài trời nhiều hơn nhưng vẫn cần đảm bảo giãn cách xã hội.
Có các quy tắc rõ ràng, đặt giới hạn về thời gian sử dụng thiết bị và phong cách giao tiếp của cha mẹ có liên quan đến thời gian sử dụng thiết bị của trẻ em ít hơn. Cách làm mẫu của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến lượng thời gian xem TV của trẻ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng trẻ em dưới 5 tuổi chỉ nên dành một giờ hoặc ít hơn mỗi ngày trên các thiết bị số; và trẻ em dưới 1 tuổi không sử dụng các thiết bị số. Liên hiệp Mắt trẻ em khuyến nghị vui chơi ngoài trời hàng ngày, không có thời gian sử dụng màn hình cho trẻ dưới 2 tuổi, tối đa 1-2 giờ mỗi ngày cho trẻ từ 2 đến 5 tuổi và thời gian sử dụng màn hình có hướng dẫn với thời gian giải lao thường xuyên cho trẻ trên 5 tuổi.
Phụ huynh và giáo viên cũng có thể tham khảo các lời khuyên hữu ích cho sức khỏe mắt từ Viện Nhãn khoa Hoa Kỳ. Dưới đây là một số khuyến nghị:
Tham khảo thêm thông tin tại: Học online thời Covid-19: Phải làm gì để bảo vệ đôi mắt và thị lực cho trẻ?
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!