Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chạy đua cho câu hỏi: Vaccine COVID-19 có giúp ngừng lây truyền đại dịch hay không?

Khi các quốc gia triển khai vaccine ngăn ngừa COVID-19, câu hỏi được đặt ra là liệu các mũi tiêm có thể ngăn mọi người bị nhiễm hay ngăn lây truyền virus SARS-CoV-2 hay không? Vaccine có thể giúp kiểm soát đại dịch nếu chúng được tiêm trên số người đủ lớn hay không?

Theo các phân tích sơ bộ cho thấy, ít nhất vẫn có một số loại vaccine có khả năng mang đến tác dụng ngăn chặn sự lây truyền virus. Tuy nhiên, việc xác định tác động đó – cũng như mức độ mạnh mẽ của khả năng này – thực sự rất khó, vì tỉ lệ nhiễm virus nếu giảm trong một khu vực nhất định có thể được giải thích bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như cách ly toàn bộ khu vực đó hay những thay đổi hành vi tránh tiếp xúc của những người trong khu vực cách ly. Không chỉ vậy, virus còn có thể lây lan từ những người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng, nên rất khó phát hiện ra những trường hợp này.

Ngăn nhiễm virus?

Mặc dù hầu hết các thử nghiệm lâm sàng về vaccine COVID-19 cho thấy vaccine ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, tuy nhiên một số kết quả thử nghiệm cũng đưa ra các manh mối rằng các mũi tiêm có thể ngăn ngừa nhiễm virus. Theo các chuyên gia về vaccine cho biết, nếu một loại vaccine có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng ngay từ đầu, chúng sẽ giúp giảm sự lây lan của bệnh.

Trong quá trình thử nghiệm vaccine của Moderna (được sản xuất ở Boston), các nhà nghiên cứu đã khảo sát tất cả những người tham gia để xem họ có bất kỳ mã RNA nào của virus hay không. Kết quả cho thấy số ca nhiễm virus không có triệu chứng giảm 2/3 ở những người được tiêm mũi đầu tiên của loại vaccine hai liều, khi so với những người được dùng giả dược. Nhưng họ chỉ xét nghiệm trên các đối tượng nghiên cứu hai lần và cách nhau khoảng một tháng, vì vậy vẫn có thể đã bỏ sót tình trạng nhiễm virus.

Thử nghiệm ở Anh về loại vaccine do Đại học Oxford và AstraZeneca sản xuất (thực hiện xét nghiệm cho những người tham gia mỗi tuần) đã ước tính giảm 49,3% các trường hợp nhiễm virus nhưng không có triệu chứng ở một nhóm nhỏ những đối tượng được tiêm chủng so với nhóm đối tượng không được tiêm chủng. Tượng tự, Pfizer – công ty có trụ sở tại New York và là nhà sản xuất vaccine COVID-19 hàng đầu thông báo rằng họ sẽ bắt đầu kiểm tra người tham gia nghiên cứu hai tuần một lần trong các thử nghiệm vaccine đang diễn ra ở Mỹ và Argentina để đánh giá xem liệu mũi tiêm có thể ngăn ngừa nhiễm virus hay không.

Ít lây nhiễm hơn?

Có thể vaccine sẽ không ngăn chặn hoặc làm giảm được đáng kể nguy cơ bị nhiễm virus, xong việc tiêm vaccine có thể giúp những người bị nhiễm trở nên ít khả năng lan truyền virus hơn/hoặc làm cho họ ít lây nhiễm hơn, kéo theo giảm khả năng lây truyền cộng đồng.

Một số nhóm nghiên cứu ở Israel đang đo tải lượng virus – chỉ số đánh giá nồng độ của các hạt virus - ở những người được tiêm chủng nhưng sau đó có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tải lượng virus là một đại diện tốt để đánh khả năng lây nhiễm. Trong quá trình nghiên cứu sơ bộ, nhóm đã quan sát thấy sự sụt giảm đáng kể tải lượng virus khi so sánh ở một số ít người bị nhiễm virus trong 2-4 tuần đầu sau khi nhận liều vaccine Pfizer đầu tiên, so với những người nhiễm virus trong hai tuần đầu sau khi tiêm mũi 2. Những dữ liệu này mang đến sức hấp dẫn và gợi ý rằng tiêm chủng có thể làm giảm khả năng lây nhiễm của các trường hợp dương tính với COVID-19, ngay cả khi nó không ngăn ngừa được hoàn toàn sự lây nhiễm. Thử nghiệm của Oxford-AstraZeneca cũng quan sát thấy sự giảm tải lượng virus ở một nhóm nhỏ những người tham gia được tiêm chủng nhiều hơn khi so với nhóm không được tiêm chủng.

Tuy nhiên, vẫn cần thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để có thể biết rằng liệu sự giảm tải lượng virus quan sát được này có đủ để làm cho một người nào đó sau khi được tiêm trở nên ít lây nhiễm hơn trong đời thực hay không.

Tiêu chuẩn vàng

Để thực sự xác định liệu vaccine có ngăn ngừa lây truyền hay không, các nhà nghiên cứu đang theo dõi những trường hợp tiếp xúc gần của những người được tiêm chủng để xem: liệu họ có được được bảo vệ gián tiếp khỏi nhiễm virus từ người bên cạnh hay không.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Nottingham đã kiểm tra các nhân viên chăm sóc sức khỏe người bệnh và những người sống cùng về kháng thể SARS-CoV-2 cũng RNA của virus từ tháng 4 - tháng 8 năm 2020, trong khoảng thời gian của đợt đại dịch đầu tiên. Họ cũng sẽ kiểm tra lại một số người sau khi được tiêm vaccine của Pfizer, cũng như những người tiếp xúc gần gũi với những người được tiêm, những người chưa được tiêm vaccine để xem liệu nguy cơ lây nhiễm có giảm đối với những người có tiếp xúc gần hay không. Nếu nguy cơ giảm, điều đó có nghĩa là vaccine có thể ngăn ngừa sự lây truyền.

Tại Israel, các nhà khoa học cũng đang lên kế hoạch nghiên cứu các hộ gia đình có một thành viên đã được tiêm chủng. Nếu những người này bị nhiễm bệnh, các nhà nghiên cứu có thể xem liệu họ có truyền virus cho các thành viên khác trong gia đình hay không.

Tại Brazil, một cuộc thử nghiệm sẽ phân phối ngẫu nhiên các liều vaccine COVID-19 do công ty dược phẩm Sinovac có trụ sở tại Bắc Kinh sản xuất đến thị trấn Serrana theo từng giai đoạn trong vài tháng. Cách tiếp cận này có thể cho thấy liệu việc giảm tỉ lệ mắc COVID-19 ở những vùng đã được tiêm phòng có góp phần làm giảm sự lây truyền ở những vùng chưa được tiêm hay không. Điều này sẽ chứng minh tác dụng gián tiếp của vaccine.

Tham khảo thêm thông tin tại: Phản đối tiêm chủng và những hệ quả

 

Bình luận
Tin mới
  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

Xem thêm