Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bộ Y tế: Sẽ đưa thêm vắc xin mới vào Tiêm chủng mở rộng để phòng bệnh cho trẻ

Sáng 19/4/2019, tại Hà Tĩnh, Dự án Tiêm chủng mở rộng – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng mở rộng 2019 do Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương phát động với chủ đề “Chung tay cùng tiêm chủng bảo vệ cộng đồng”.

Sự kiện này nằm trong chuỗi các hoạt động truyền thông nhằm tăng cường vai trò và hiệu quả của tiêm chủng mở rộng, thực hiện tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và an toàn tiêm chủng để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; vận động chính sách, huy động nguồn tài chính bền vững cho công tác tiêm chủng, xã hội hóa trong triển khai công tác tiêm chủng mở rộng, đảm bảo công bằng trong tiêm chủng và tăng tỷ lệ tiêm chủng tại các vùng lõm đạt tỷ lệ 95% trên quy mô xã.

Phát động tuần lễ tiêm chủng, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường nhấn mạnh, các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị chính quyền các cấp đảm bảo đủ kinh phí để triển khai công tác tiêm chủng, phòng chống dịch của địa phương. Mỗi cán bộ y tế cần nâng cao trách nhiệm, thực hiện đầy đủ quy trình tiêm chủng, các bệnh viện tham gia phối hợp xử trí kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng...

Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ xem xét các chiến lược sử dụng vắc xin, đưa thêm các vắc xin mới, sử dụng các vắc xin an toàn trong chương trình Tiêm chủng mở rộng để có thêm cơ hội phòng bệnh cho trẻ em.

Hiện nay, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia đã có các vắc xin phòng 10 bệnh truyền nhiễm gồm: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, rubella, viêm gan b, viêm phổi, màng não/viêm phổi do vi khuẩn Hib, viêm não Nhật Bản.

bo-y-te-se-dua-them-vac-xin-moi-vao-tiem-chung-mo-rong-de-phong-benh-cho-tre-1

Thứ trưởng Trương Quốc Cường và các chuyên gia dịch tễ thị sát công tác tiêm chủng cho trẻ.

Quốc tế đánh giá cao chương trình tiêm chủng của Việt Nam

Ông Nihal Signh - chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới (WHO) chúc mừng Bộ Y tế và Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao cho trẻ em, đưa vắc xin IPV vào sử dụng năm 2018, tăng cường giám sát và xử lý phản ứng sau tiêm và nỗ lực đảm bảo tài chính bền vững cho Chương trình tiêm chủng và nguồn cung vắc xin.

Chương trình TCMR Việt Nam tiếp tục được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Nhờ sử dụng hiệu quả các nguồn lực viện trợ, Dự án TCMR tiếp tục huy động được nguồn lực đầu tư lớn của các tổ chức quốc tế như GAVI, WHO, UNICEF, ... cho công tác TCMR Việt Nam.

“Được tiêm chủng là quyền của tất cả trẻ em. Hàng năm, khoảng 27 triệu trẻ em, tương đương 97% trẻ em ở khu vực Tây Thái Bình Dương được tiêm các mũi vắc xin cơ bản”, ông Nihal Signh cho biết.

Tuy nhiên, chuyên gia của tổ chức WHO cũng chia sẻ, tỷ lệ tiêm chủng vắc xinlà không đồng đều giữa các quốc gia cũng như trong phạm vi một quốc gia. Riêng tại Việt Nam, năm 2018, gần 87.000 trẻ em dưới một tuổi chưa được tiêm chủng đầy đủ và đa phần những trẻ này thuộc các hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo ở nông thôn và miền núi hoặc từ các gia đình nghèo, di cư sống ở thành thị.

Chính điều này tạo ra nguy cơ lây truyền cao cho các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Và khoảng trống tiêm chủng trong bất kỳ cộng đồng nào cũng sẽ là rủi ro cho tất cả các cộng đồng khác.

Một điển hình từ năm ngoái, sau gần hai thập kỷ, Papua New Guinea tuyên bố đã thanh toán bệnh bại liệt thì một vụ dịch bùng phát đã khiến 26 trẻ em mắc bệnh bại liệt. Từ năm 2018, số ca mắc sởi đã tăng đột biến trên toàn cầu. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, 11 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, đã báo cáo số ca mắc sởi ngày càng tăng, trong đó Philippines đang trải qua một đợt dịch sởi bùng phát lớn.

bo-y-te-se-dua-them-vac-xin-moi-vao-tiem-chung-mo-rong-de-phong-benh-cho-tre-2

bo-y-te-se-dua-them-vac-xin-moi-vao-tiem-chung-mo-rong-de-phong-benh-cho-tre-3

Tiêm chủng bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bệnh tật.

Trì hoãn tiêm vắc xin đe dọa sức khỏe người dân

Một vấn đề cấp bách khác là sự trì hoãn tiêm vắc xin. Tổ chức WHO xác định sự trì hoãn tiêm vắc xin là một trong những mối đe dọa đối với y tế toàn cầu trong năm 2019.

Ở một số quốc gia thu nhập cao và trung bình, cha mẹ đang trì hoãn hoặc từ chối tiêm vắc xin cho con vì họ do dự hoặc hoài nghi về sự an toàn và tầm quan trọng của vắc xin. Điều này đã tạo ra một khoảng trống miễn dịch và khiến tất cả trẻ em khác có nguy cơ bị mắc các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Sự lan truyền của những thông tin sai lệch liên quan đến vắc xin trên một số phương tiện truyền thông là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của trào lưu này và cần phải được xử lý khẩn cấp.

Chính vì vậy, trong buổi Lễ mít tinh, đại diện tổ chức WHO đã nhắc nhở và khuyến cáo tới người dân 5 sự thật về tiêm chủng gồm: vắc xin an toàn và hiệu quả; vắc xin phòng bệnh chết người; vắc xin cung cấp khả năng miễn dịch tốt hơn so với nhiễm trùng tự nhiên; các loại vắc xin phối hợp đều an toàn và hiệu quả; nếu chúng ta ngừng tiêm vắc xin, bệnh tật sẽ quay trở lại.

Nước Mĩ đã loại trừ bệnh sởi từ năm 2000. Tuy nhiên, với tình trạng e ngại tiêm chủng của một bộ phận cha mẹ, tỷ lệ tiêm chủng giảm xuống, số mắc sởi các tháng đầu năm 2019 tăng mạnh đã khiến dịch sởi bùng phát và tình hình dịch sởi tại quốc gia này hiện nay trở nên tồi tệ nhất trong vòng 27 năm qua. 

Tại Châu Âu, ghi nhận 8.580 trường hợp mắc và 33 trường hợp tử vong do sởi trong vòng 1 năm qua, trong đó nhiều trường hợp trẻ chưa được tiêm chủng do cha mẹ từ chối tại các nước Pháp, Italia, Đức, Romania... 

Ở nước ta, trong các năm 2013-2014 dịch sởi nghiêm trọng đã xảy ra với hơn 17.000 trường hợp mắc sởi, hơn một trăm trẻ tử vong, khiến cho hầu hết các bậc cha mẹ lo lắng, sợ hãi. Trong số trẻ mắc bệnh và tử vong có hơn 98% chưa tiêm chủng, tiêm chủng chưa đủ mũi hoặc trẻ quá nhỏ chưa đến độ tuổi tiêm chủng. Đây vẫn mãi là bài học đắt giá cho hành động trì hoãn tiêm chủng, không tiêm chủng vắc xin sởi.
 
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vaccin MMR phòng sởi - quai bị - rubella cho trẻ em
Lê Nguyên - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

Xem thêm