1.Các hoạt động tăng cường kỹ năng chú ý của trẻ tự kỷ
-Bố trí môi trường để tránh sự xao nhãng: không có quá nhiều đồ chơi trước mặt hoặc trong tầm với, sắp xếp đồ chơi đồ dùng hợp lý, trong phòng không tiếng ồn, không gian không quá rộng, bàn ghế phù hợp cho việc học cá nhân.
-Tập cho trẻ ngồi, mặt đối mặt, ngang tầm mắt, gọi tên trẻ trong mỗi hoạt động
-Thu hút sự chú ý thông qua thị giác
-Đợi cho đến khi nhận thấy trẻ đã nhìn hoặc nghe thấy mới tiếp tục hoạt động khác.
2.Các hoạt động tăng cường kỹ năng chơi và bắt chước
Bắt chước là một kỹ năng quan trọng để học vì sự giao tiếp cần có sự hợp tác và tương tác giữa hai người. Để trẻ bắt chước được trước hết cha mẹ phải lôi kéo sự chú ý của trẻ và làm mẫu. Với trẻ tự kỷ không có khả năng bắt chước thì cần phải hỗ trợ theo các mức độ: cầm tay chỉ việc hoàn toàn, trợ giúp một phần, gợi ý bằng cử chỉ, ký hiệu, gợi ý bằng lời.
Một số cách dạy trẻ bắt chước
-Bắt chước cách chơi đồ chơi lắp ghép, sắp xếp, hoặc hoạt động sử dụng với đồ vật đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày.
-Bắt chước nét mặt, biểu cảm, động tác môi miệng, âm thanh, ví dụ như tặc lưỡi, liếm môi, chu môi, bạnh môi, cau mày, mặt xấu…
-Bắt chước âm thanh: khà, ú òa, măm, hắt xì, bập bập, b aba, ò o, cạc cạc…sử dụng những trò chơi liên quan đến môi miệng, nét mặt để dạy trẻ bắt chước âm thanh một cách tự nhiên nhất, không nên bắt ép trẻ. Khi trẻ có âm thanh nào ta nên đáp ứng âm thanh đó hoặc bắt chước lại
-Bắt chước bài hát nhịp điệu và động tác theo bài hát
-Bắt chước chơi giả vờ với búp bê hoặc gấu bông: rót nước uống, xúc bằng thìa, vệ sinh, cắt hoa quả, khám bệnh, đi ô tô…
3.Các hoạt động giúp tăng cường việc hiểu lời nói
-Gọi tên con trước khi nói với con để nhắc con cần nghe
-Tránh phát âm rời rạc như: “Mẹ…của…con” mà nên nói rõ rang, dứt khoát với con
-Chỉ dùng các từ quan trọng nhất, đơn giản, chỉ đưa ra từng chỉ dẫn một
-Cho trẻ đủ thời gian hơn để trẻ xử lý được thông tin bạn nói.
-Sử dụng các phương tiện thị giác để giúp trẻ trẻ hiểu rõ hơn như đồ vật, biểu tượng ( đồ chơi mô phỏng), tranh ảnh, cử chỉ….
-Hãy nói với con các câu khẳng định để bảo con làm điều gì đó. Đừng nói câu phủ định để bảo con không làm điều gì đó.
-Dùng từ “tiếp theo”, “sau đó” để giúp con hiểu sự việc theo thứ tự. Dùng các từ “kết thúc”, “xong rồi”,…để con hiểu sự kéo dài công việc trong một khoảng thời gian và lúc nào là hoàn thành công việc
-Nói các việc theo đúng trật tự việc đó sẽ diễn ra.
4. Các hoạt động tăng cường luyện phát âm
-Kéo căng cơ môi bằng cách bạnh mồm
Tập liếm môi (có thể bôi mật ong lên môi), tập mút kẹo…
Tập thổi bong bóng, bóng xà phòng, thỏi còi, thổi tắt nến,…
Tập tặc lưỡi, bập môi (tiếng gọi chó, gọi gà…), phun mưa, rung môi
Tập ăn thức ăn cứng, tập cắn, tập nhai
Tập phát âm các nguyên âm, phụ âm, từ dễ, gắn liền với đồ vật hoặc hình ảnh cụ thể
Nếu đã nói được một từ thì tìm những nhóm từ giống nhau để tập phát âm.
Ví dụ: trẻ phát được âm a thì sẽ học phát âm bà bà, gà, cá, na…tập phát âm các nguyên âm trước, sau đó là từ dễ, quen thuộc
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những đặc tính tích cực của người tự kỷ
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.