Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sau tiêm vắc xin, nếu thấy trẻ có 1 trong 9 dấu hiệu dưới đây cần đưa ngay đến cơ sở y tế

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng vắc xin ComBE Five (DPT-VGB-Hib) thông thường là các phản ứng tại chỗ ...

Các phản ứng sưng, đỏ, đau: có thể tới 50%. Sốt (>38ºC): có thể tới 50%. Các triệu chứng toàn thân, kích thích, khó chịu, quấy khóc: có thể tới 55%....

Để theo dõi, chăm sóc trẻ tiêm chủng, PGS.TS Nguyễn Thị Hồng tư vấn:

Trước tiêm chủng, đối với cán bộ y tế cần khám sàng lọc theo quyết định 2301/QĐ-BYT ngày 12/6/2015. Khai thác tiền sử sinh đẻ, tiền sử dị ứng, bệnh tật/sử dụng thuốc của trẻ. Tiền sử dị ứng, bệnh tật của gia đình. Tiền sử tiêm chủng của trẻ. Tiền sử phản ứng sau tiêm chủng đặc biệt phản ứng sau tiêm chủng của lần tiêm chủng trước.

Đối với bà mẹgia đình trẻ cần chuẩn bị sổ/phiếu tiêm chủng của trẻ. Thông báo với cán bộ y tế về tiền sử sinh đẻ, tiền sử dị ứng, bệnh tật/sử dụng thuốc của trẻ/phản ứng sau tiêm chủng đặc biệt của lần tiêm chủng trước. Thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại trẻ.

Tại điểm tiêm chủngcán bộ y tế hướng dẫn bà mẹ cách theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Theo dõi trẻ 30 phút tại điểm tiêm chủng.

Cha mẹ, gia đình trẻ cùng cán bộ y tế theo dõi trẻ trong 30 phút tại điểm tiêm chủng. Thông báo cho cán bộ y tế nếu trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe: Khóc, bứt rứt, khó chịu, nôn, trớ, tại vết tiêm quầng đỏ lan rộng, nổi ban…

sau-tiem-vac-xin-neu-thay-tre-co-1-trong-9-dau-hieu-duoi-day-can-dua-ngay-den-co-so-y-te-1

Ảnh minh họa.

Sau tiêm chủng: Cán bộ y tế thông báo số điện thoại của cán bộ y tế để tư vấn, giải đáp các thắc mắc của các bậc cha mẹ sau tiêm chủng. Tư vấn, tiếp nhận và xử trí các phản ứng sau tiêm chủng.

Cha mẹ tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà trong 1 đến 2 ngày sau tiêm chủng. Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ. Các dấu hiệu cần theo dõi: Tinh thần; tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ (nếu có sốt phải cặp nhiệt độ), phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…). Khi trẻ có những phản ứng thông thường như sốt nhẹ, sưng đau tại chỗ tiêm, quấy khóc... thì phải được theo dõi thường xuyên, liên tục, chú ý vào ban đêm để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường. Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.

Chăm sóc trẻ tại nhà sau tiêm chủng: Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú/ăn khi nằm… thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm.

Lưu ý các bà mẹ sử dụng thuốc tại nhà: Không tự ý dùng thuốc. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm ấm, nới rộng quần áo. Dùng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế. Sau khi sử dụng thuốc chủ động thông báo lại cho cán bộ y tế tình trạng sức khỏe của trẻ.

Không dùng các loại thuốc lá, cây…. đắp vào vị trí tiêm.

Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng hãy đến gặp cán bộ y tế để được khám và tư vấn.

Cần đưa NGAY trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có 1 trong những dấu hiệu sau:

- Sốt cao > 39 độ C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng.

- Quấy khóc kéo dài, bứt rứt, kích thích.

- Kém tương tác với người xung quanh, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê.

- Co giật.

- Nôn chớ, bú kém, bỏ bú.

- Phát ban.

- Thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rên, thở ậm ạch, tím môi và chi.

- Chân tay lạnh, da nổi vân tím.

- Hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khiến cha mẹ trẻ lo lắng.

Nghi ngờ phản ứng sốc sau tiêm chủng cần tiêm ngay adrenaline

Ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, trước một trường hợp nghi ngờ phản ứng sốc sau tiêm chủng, mọi nhân viên y tế khi tiếp cận được bệnh nhân cần tiêm ngay adrenaline không cần đợi chỉ định của bác sĩ. Tiêm càng sớm, cơ hội cứu bệnh nhân càng cao

PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết, trước đây, khi tiếp nhận một bệnh nhân sốc phản vệ vì bất cứ nguyên nhân gì (thức ăn, vắc xin, thuốc)... thì việc tiêm adrenaline gần như bước cuối cùng trong quy trình cấp cứu.

Tuy nhiên, ông Điển cũng cho rằng, ngày nay quan điểm cấp cứu đã thay đổi. "Trước một bệnh nhân nghi ngờ sốc phản vệ, không ngần ngại khi sử dụng adrenaline. Việc sử dụng càng sớm khi có phản vệ càng có cơ hội cứu bệnh nhân, giảm nguy cơ tàn tật, tử vong- PGS.TS Trần Minh Điển nói.

Với bệnh nhi có biểu hiện mạch nhanh, sốt cao, giảm tri giác đó là những tiêu chuẩn liên quan đến phản ứng phản vệ. Bệnh nhi mạch nhanh có thể kết hợp cùng vân tím, chi lạnh... và tiếp cận thuốc chống sốc sớm, tiếp theo đó là các thuốc dị ứng, chống viêm... sẽ mang lại cơ hội cứu sống người bệnh nhiều hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trì hoãn tiêm vaccin ở trẻ nhỏ: cân nhắc nguy cơ và lợi ích

Dương Hải - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

Xem thêm