Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biện pháp phòng dịch COVID-19 khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Xe bus và những phương tiện vận tải hành khách số lượng lớn là địa điểm có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao. Do đó, nếu thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sau.

Biện pháp phòng dịch COVID-19 khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Sử dụng phương tiện giao thông công cộng rất dễ lây nhiễm virus nên cần phải có phương án đảm bảo an toàn mùa dịch

Tối 31/1, Bộ Y tế phát đi thông báo khẩn, yêu cầu từ ngày 25-29/1 (từ 6-7h và 15-18h), những người liên quan đến xe bus tuyến 74 tại Hà Nội có lộ trình đi giữa Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Bến xe Mỹ Đình liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn hỗ trợ. Thông báo này liên quan tới bệnh nhân 1815 (con trai ruột bệnh nhân 1814), là nam, sinh năm 2000, là sinh viên Khoa Kỹ thuật phần mềm, trường Đại học FPT - Hòa Lạc.

Xe bus, xe khách, tàu hỏa và đường sắt đô thị (đang thử nghiệm) là những phương tiện giao thông có lượng lớn hành khách ở trong không gian kín. Đây là môi trường có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao. Đặc biệt, với xe bus nội thành, đối tượng hành khách chủ yếu là học sinh, sinh viên và người cao tuổi.

Hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng cần làm gì?

Hành khách trên phương tiện giao thông công cộng phải chủ động bảo vệ sức khỏe của mình

Để bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, người dân cần thực hiện các biện pháp sau khi tham gia phương tiện giao thông công cộng:

1. Khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở nên hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

2. Luôn sử dụng khẩu trang đúng cách trong quá trình di chuyển, khi tham gia phương tiện giao thông công cộng và tại nơi công cộng. Nên sử dụng khẩu trang y tế có ít nhất 4 lớp, khẩu trang vải đạt chuẩn.

3. Che kín miệng và mũi bằng khăn giấy, khăn vải hoặc mặt trước khuỷu tay khi ho, hắt hơi. Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào túi đựng rác kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định.

Sát khuẩn tay trước khi cầm nắm các bề mặt trên phương tiện

4. Chủ động mang theo dung dịch sát khuẩn, gel rửa tay khô chứa ít nhất 60% cồn. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, thải bỏ khăn giấy và khi rời khỏi phương tiện giao thông.

5. Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng.

6. Hạn chế tiếp xúc với các bề mặt, nói chuyện, ăn uống trên phương tiện giao thông.

7. Không khạc nhổ trên phương tiện giao thông và nơi công cộng.

8. Nếu thấy bản thân hoặc hành khách cùng đi có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở nên thông báo ngay cho người quản lý phương tiện để có biện pháp hỗ trợ kịp thời và tránh tiếp xúc gần với hành khách đó.

9. Sau khi kết thúc chuyến đi, nếu có xuất hiện một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở, liên hệ đường dây nóng của Bộ Y tế (1900 9095) hoặc Sở Y tế địa phương để được tư vấn và cung cấp thông tin liên quan đến phương tiện giao thông bạn đã đi, đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.

Hành khách sử dụng ứng dụng đặt xe cần làm gì?

Đảm bảo an toàn khi di chuyển bằng taxi, ứng dụng đặt xe

Khi có nhu cầu di chuyển bằng taxi hoặc các ứng dụng đặt xe, hành khách cần tuân thủ 9 quy định được Bộ Y tế khuyến cáo ở trên. Ngoài ra, bạn nên yêu cầu tài xế mở cửa sổ, sử dụng thông gió tự nhiên trên phương tiện, không sử dụng máy lạnh nếu không cần thiết.

Một số lưu ý khác

- Cài đặt ứng dụng Bluezone tại https://bluezone.gov.vn/ để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và kiểm soát các trường hợp tiếp xúc gần.

- Hạn chế ra ngoài trong giờ cao điểm nếu không thật sự cần thiết. Không tụ tập thành đám đông, nói chuyện, ăn uống khi đứng tại điểm chờ xe bus, bến xe, nhà ga...

- Hành khách hợp tác, tuân thủ quy định giãn cách ghế, đeo khẩu trang khi được phụ xe bus, nhà xe yêu cầu.

- Dùng dung dịch sát khuẩn vệ sinh các bề mặt cầm nắm như tay vịn, cửa kính, ghế ngồi... trước khi sử dụng phương tiện công cộng.

- Sau khi di chuyển trên các phương tiện công cộng trong thời gian dài, nên thay quần áo ngoài và giặt sạch với xà phòng.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm virus corona mới (2019-nCoV)

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm