Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Miếng bọt biển rửa chén đĩa: ổ vi khuẩn "chình ình" trong căn bếp mà chúng ta không nhận ra!

Miếng bọt biển rửa chén đĩa là vật dụng quen thuộc trong căn bếp của hầu hết mọi gia đình. Nhưng bạn có biết rằng, miếng bọt biển chứa rất nhiều vi khuẩn có hại mà chúng ta vẫn lầm tưởng chúng vẫn sạch sẽ vì được tiếp xúc hàng ngày với nước tẩy rửa?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, căn bếp là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất nếu so sánh với các căn phòng khác trong ngôi nhà. Và trong căn bếp, miếng bọt biển rửa chén đĩa là nơi sinh sản hoàn hảo của vi khuẩn. Các chuyên gia cho biết, việc bạn nỗ lực làm sạch miếng bọt biển cũng không mang tới nhiều hiệu quả, khi các miếng bọt biển thường xốp và ẩm ướt, tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Môi trường vi sinh vật xung quanh chúng ta là vô cùng phong phú

Theo các nghiên cứu, chúng ta ngày nay dành tới 90% cuộc đời sống trong một môi trường mang tính “xây dựng”, tức là nơi mà không chỉ chúng ta phát triển mà các vi sinh vật cũng phát triển. Sự tương tác giữa các hệ sinh vật và môi trường mang đến những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe con người, và chúng còn có thể đe dọa vượt xa các bệnh truyền nhiễm truyền cơ bản, chẳng hạn như các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Tuy vậy, việc tìm hiểu cặn kẽ những tác động này vẫn chưa được thấu suốt hoàn toàn.

Các chuyên gia đã tiến hành những nghiên cứu đánh giá những mối đe dọa mà chúng ta thực sự phải đối mặt từ vi khuẩn – vốn đã tồn tại rất rất nhiều trong thế giới xung quanh. Theo một nghiên cứu tiến hành đánh giá tình trạng vi khuẩn trên các miếng bọt biển rửa chén đĩa trong nhà bếp, các chuyên gia đã tìm thấy một loạt các loại vi khuẩn trong các miếng bọt biển. Phương pháp được sử dụng là quét để tìm DNA của vi khuẩn, và sau thí nghiệm, các chủng vi khuẩn được thấy nhiều có thể kể đến như Gammaproteobacteria, Pseudomonadales, và Flavobacteriales. Những chủng vi khuẩn này thường không lây nhiễm mạnh và nguy hiểm như Salmonella hay E.Coli, song chúng có khả năng gây tổn thương hệ miễn dịch ở những người có nguy cơ.

Rất khó "làm sạch" mà chỉ nên bỏ đi sau một thời gian sử dụng

Theo các chuyên gia, việc bạn dùng nước sôi hay cho vào lò vi sóng chẳng có tác dụng gì cả nếu bạn mong muốn tiêu diệt các vi khuẩn trong miếng bọt biển. Một điều ngạc nhiên mà nghiên cứu tìm ra những miếng bọt biển được vệ sinh thường xuyên (theo cách mà người sử dụng tự vệ sinh) dường như có lượng vi khuẩn không ít là bao hơn những miếng bọt biển không được vệ sinh thường xuyên. Thậm chí, một số miếng bọt biển dù được vệ sinh thường xuyên còn nhận thấy sự gia tăng vi khuẩn ở mức nhất định.

Các chuyên gia lý giải trường hợp làm sạch miếng bọt biển bằng nước sôi hay lò vi sóng không mang đến tác dụng là do một số vi khuẩn cứng đầu vẫn sót lại sau quá trình này và rất nhanh sau đó tái tạo – phát triển trở lại. Nếu các vi khuẩn như salmonella xuất hiện trên miếng bọt biển, khả năng lây truyền bệnh hoàn toàn có thể xảy ra.

Việc các miếng bọt biển có cấu tạo mạng lưới sợi mang đến điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn tồn tại. Đôi khi, bạn sử dụng miếng bọt biển để lau những bề mặt rơi vãi thịt sống mà không sử dụng chất tẩy rửa, và điều này cũng có thể trở thành một nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn và gây lây nhiễm.

Lời khuyên đưa ra từ các chuyên gia là bạn nên thay miếng bọt biển rửa chén đĩa khoảng 1 tuần một lần. Việc sử dụng chất tẩy rửa hay giấm với mục đích làm sạch cũng có thể có tác dụng, song cũng chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá về khả năng này. Tốt hơn cả, bạn vẫn nên bỏ chúng sau một thời gian sử dụng.

Tổng kết

Miếng bọt biển là vật dụng vô cùng phổ biến đối với nhiều gia đình. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng các miếng bọt biển ẩn chứa rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau và hoàn toàn có khả năng gây bệnh cho sức khỏe con người. Đối với việc làm sạch miếng bọt biển, các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nước sôi hay lò vi sóng gần như không có tác dụng diệt vi khuẩn. Do vậy, lời khuyên được đưa ra là bạn hãy bỏ miếng bọt biển sau khoảng 1 tuần sử dụng để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

Tham khảo thêm thông tin tai: Những dụng cụ nấu nướng tiềm ẩn mối nguy hiểm

\

Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm