Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ổ vi khuẩn ở trong nhà bếp

Bạn có dùng khăn lau ở bếp không? Liệu chúng có phải là nguồn gây bệnh cho bạn không?

Ổ vi khuẩn ở trong nhà bếp - Chúng nằm ở đâu?

Câu trả lời là “có” nếu: 

  1. Chiếc khăn đó sử dụng với nhiều mục đích
  2. Chiếc khăn đó được sử dụng trong một gia đình đông người
  3. Chiếc khăn sử dụng sau khi sử dụng các loại thịt để chế biến món ăn

Chỉ cần có 1 trong 3 điều kiện trên thì chiếc khăn trong bếp của bạn đúng là một ổ vi khuẩn!

49% những chiếc khăn ở trong bếp được các nhà nghiên cứu tìm thấy chứa rất nhiều vi khuẩn. Và càng những gia đình đông người và có nhiều con nhỏ thì số lượng vi khuẩn trên khăn càng cao.

Lây nhiễm chéo hoàn toàn có thể diễn ra ở khu bếp do những vi khuẩn đó có thể lây từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín và ngược lại. Đây chính là một cách để gây ra ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt những nhà nghiên cứu cũng khám phá ra rằng việc sử dụng một chiếc khăn cho rất nhiều mục đích chẳng hạn như lau tay, lau bát đũa, bắc nồi hoặc lau mặt bàn chứa rất rất nhiều vi khuẩn hơn là những chiếc khăn chỉ sử dụng với một công dụng. Thêm vào đó những chiếc khăn ẩm ướt sẽ càng có nhiều vi khuẩn hơn những chiếc khăn khô ráo.

Trong những loài vi khuẩn ngụ cư trên chiếc chiếc khăn bếp có đến 37% là vi khuẩn Escherichia Coli (E.coli); 37% là Enterococcus – họ vi khuẩn đường ruột và 14% là nhiễm tụ cầu vàng ( S. Aureus). Đặc điểm chung của những chiếc khăn bếp này cũng là việc các bà nội trợ đã sử dụng khăn được 1 tháng chưa giặt.

Tỷ lệ tụ cầu vàng cao được tìm thấy ở những chiếc khăn thuộc về gia đình thu nhập thấp và đông trẻ con. Tỷ lệ E.coli cao được thấy xuất hiện nhiều ở những chiếc khăn ẩm ướt và những chiếc khăn được sử dụng với nhiều chức năng. Cả vi khuẩn tụ cầu vàng và E.coli đều xuất hiện với một số lượng lớn ở những gia đình ăn các loại thịt.

E.coli là một vi khuẩn phổ biến được tìn thấy ở trong đường ruột và được thải ra ngoài môi trường với một lượng lớn theo phân. E.Coli có thể gây nên những nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng.

Trong khi đó tụ cầu vàng được biết đến là một vi khuẩn thuộc hệ thống đường hô hấp, trên da, gây nên các nhiễm khuẩn đường hô hấp, các vết mụn mủ trên da. Khi gây bệnh ở đường tiêu hóa, tiêu chảy do tụ cầu vàng có thể rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

Tránh sử dụng khăn ẩm và sử dụng nhiều mục đích là một lời khuyên chân thành của các nhà nghiên cứu dành cho các bà nội trợ.

Một chuyên gia dinh dưỡng đến từ một trường đại học danh tiếng của Mỹ khuyên rằng: mấu chốt vẫn là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu như bạn kiểm soát được việc rửa tay, tránh lây nhiễm chéo từ độ ăn sống vào đồ ăn chín và đun nấu cũng như bảo quản đồ ăn ở nhiệt độ phù hợp thì sẽ không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Nếu không đảm bảo được điều đó thì cho dù bạn chỉ sử dụng những chiếc khăn một lần hoặc một mục đích thì vẫn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và bị ngộ độc thực phẩm.

Vậy là thế nào để hạn chế được việc nhiễm vi khuẩn vào khăn bếp? Tốt nhất là đừng để chiếc khăn lau tay ở gần nơi rửa ráy vì khi rửa thực phẩm, nước bẩn có thể bắn vào khăn. Không chỉ thế việc tái sử dụng những chiếc khăn lau tay hoặc lau bát đũa có thể dễ dàng lây nhiễm vi khuẩn chéo. Vì vậy, tốt nhất là đừng sử dụng một chiếc khăn trong suốt quá trình bếp núc bởi vì vi khuẩn có thể từ tay hoặc các vật dụng khác lây sang thực phẩm và ngược lại.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 lời khuyên an toàn thực phẩm vào mùa hè

Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2025

    Nguyên nhân nào có thể gây ra rối loạn cương dương?

    Nếu thỉnh thoảng bạn gặp vấn đề về cương dương thì bạn không cần phải điều trị, tuy nhiên nếu các vấn đề xảy ra thường xuyên hơn, bạn có thể bị rối loạn cương dương. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân của tình trạng này.

  • 26/04/2025

    Cách xác định và điều trị hành vi chống đối xã hội ở trẻ em

    Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.

  • 25/04/2025

    Quà vặt bủa vây cổng trường không thể xem là…chuyện vặt

    “Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.

  • 25/04/2025

    Tại sao ngộ độc thức ăn nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng lại nguy hiểm tính mạng?

    Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.

  • 25/04/2025

    Giảm áp lực, vượt qua căng thẳng mùa thi

    Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.

  • 24/04/2025

    Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

    Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...

  • 24/04/2025

    Phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

    Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!

  • 23/04/2025

    Nám da có trị hết hẳn được không?

    Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.

Xem thêm