Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những đồ vật và vị trí bẩn nhất trong gia đình có thể bạn chưa biết

Rửa tay trước khi ăn là một thói quen tốt, đồng thời hãy chú ý khi đặt tay lên các bề mặt trong nhà vì đó có thể là ổ vi khuẩn gây hại.

Vi trùng tồn tại trong nhà

Với điều kiện nhiệt độ thích hợp và có đủ chất dinh dưỡng, một số loài vi khuẩn có thể phân chia trong vòng mỗi 20 phút. Đó là lý do tại sao sau khi chúng ta bị nhiễm trùng, các triệu chứng bệnh lại có biểu hiện khá nhanh. Một nghiên cứu khi tiến hành điều tra về đồ vật “bẩn nhất” trong gia đình đã chỉ ra rằng có trên 340 chủng vi khuẩn khác nhau được tìm thấy trên 30 đồ vật. Một số chủng vi khuẩn phổ biến trong gia đình bao gồm:

  • Staphylococcus aureus
  • Nấm men và nấm mốc
  • Salmonella
  • Escherichia coli (E.coli)
  • Các chủng vi khuẩn trong phân

Vi trùng lây lan như thế nào

Vi trùng có thể lây từ người sang người hoặc từ người sang bề mặt các đồ vật trong nhà. Nghiên cứu về vi khuẩn trong gia đình nêu trên cũng đồng thời chỉ ra một số yếu tố có ảnh hưởng đến đời sống của vi trùng bao gồm:

  • Bề mặt đồ vật
  • Thói quen sinh hoạt
  • Quá trình vệ sinh

Dưới đây là những nơi được coi là bẩn nhất trong căn nhà:

Nhà bếp

Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống (NSF) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng những khu vực chuẩn bị và bảo quản thức ăn trong gia đình thường có nhiều vi trùng hơn bất cứ nơi nào trong nhà.

Hơn 75% những miếng rửa bát đều có chứa Salmonella, E.coli và các vi khuẩn trong phân so với tỷ lệ 9% ở cần vòi nước nhà tắm.

Những vật dụng khác trong bếp cũng cần được thường xuyên làm sạch bao gồm:

  • Thớt
  • Máy pha cà phê
  • Tủ lạnh, đặc biệt là những ngăn thường chứa đồ ăn sống và chưa rửa sạch
  • Bồn rửa và bề mặt kệ bếp

Một số mẹo nhỏ giúp làm sạch những đồ vật và khu vực này:

  • Sử dụng khăn sạch đã được tiệt trùng lau kỹ tay cầm vòi nước, các ngăn tủ lạnh và kệ bếp.
  • Cho miếng bọt rửa bát vào lò vi sóng và làm nóng trong khoảng 1 phút để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Ngâm miếng rửa bát trong ¼ bát nước ấm với một nửa thìa thuốc tẩy đậm đặc.
  • Thay khăn lau bát vài lần/tuần.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào thực phẩm.

Tay nắm các đồ vật và công tắc

Bề mặt bàn, tay cầm các đồ vật và công tắc đèn là một vài trong những vị trí tập trung nhiều vi trùng nhất. Mặc dù nhiều người cho rằng tay nắm cửa nhà tắm có thể là nơi bẩn nhất, tuy nhiên theo NSF một số vị trí khác thậm chí còn chứa nhiều vi khuẩn hơn như:

  • Công tắc đèn nhà tắm
  • Tay cầm tủ lanh
  • Tay nắm của bếp lò
  • Tay nắm lò vi sóng

Bạn có thể làm sạch những khu vực này bằng dung dịch tiệt khuẩn 1 lần/tuần.

Túi đựng đồ trang điểm

Những ngóc ngách, khe hở của túi đựng và đầu lông của những cây cọ trang điểm chính là nơi ẩn náu của vô số vi khuẩn, đặc biệt nếu bạn thường xuyên mang túi đồ trang điểm ra ngoài. Vi trùng sống trên những đồ trang điểm này có thể khiến da và mắt bạn bị nhiễm trùng khi sử dụng.

Bạn cần phải thay đổi nơi lưu trữ những đồ trang điểm của mình. Lý tưởng nhất, các sản phẩm này nên được bảo quản ở nơi khô, mát tại nhiệt độ phòng. Để cọ trang điểm luôn sạch sẽ, bạn có thể làm sạch chúng 1 lần/tuần bằng xà phòng và nước hay sử dụng cồn tiệt khuẩn.

Các bác sỹ khuyên rằng bạn nên thay mới đồ trang điểm sau mỗi 6 tháng và loại bỏ những đồ trang điểm vùng mắt nếu mắt bạn bị nhiễm trùng.

Nhà tắm

Không có gì quá ngạc nhiên khi nơi mà bạn loại bỏ những chất bẩn và vi trùng khỏi cơ thể cũng là nơi chứa đầy vi khuẩn. Do khá ẩm ướt nên nhà tắm cũng là môi trường hoàn hảo cho vi trùng sinh trưởng và phát triển. Một số vị trí và đồ vật trong nhà tắm mà bạn nên lưu ý làm sạch bao gồm:

  • Bồn tắm
  • Cống thoát nước
  • Vòi nước
  • Sàn nhà tắm xung quanh toilet
  • Khăn tắm
  • Bàn chải đánh răng

Bạn có thể làm sạch bề mặt bằng dung dịch khử trùng hàng ngày và thực hiện tổng vệ sinh 1 lần/tuần. Bạn có thể sử dụng một chiếc bàn chải đánh răng cũ để làm sạch những ngóc ngách hay đồ vật nhỏ như rãnh nước và vòi nước. Bạn cũng nên thay khăn tắm thường xuyên 1 lần/tuần và bàn chải đánh răng 3-4 tháng/lần.

Phòng giặt đồ

Những bộ quần áo ướt trong máy giặt dù chỉ trong một thời gian ngắn cũng có thể là nơi thuận lợi cho vi trùng sinh sôi. Sau khi giặt, bạn nên chuyển quần áo sạch vào máy sấy khô ngay lập tức. Nếu để quần áo ướt trong máy giặt lâu hơn 30 phút, tốt nhất là bạn nên giặt lại lần hai.

Bạn cần thường xuyên làm sạch phần trống rửa của máy giặt bằng dung dịch tiệt khuẩn và cần lau chùi kỹ tất cả mọi bề mặt.

Nơi làm việc trong nhà và phòng khách

Điều khiển, bàn phím máy tính, điện thoại và máy tính bảng là những thiết bị thường được nhiều người sử dụng chung trong gia đình. Trong số 22 đồ vật trong gia đình, NSF đã phát hiện sự có mặt của nấm men và nấm mốc trên bàn phím máy tính, điều khiển từ xa và thiết bị điều khiển video cũng như vi khuẩn Staph trên các loại điều khiển.

Một số bề mặt trong nhà cũng là nơi có sự phát triển đa dạng và tăng sinh mạnh của nhiều loại vi khuẩn. Ví dụ như một tấm thảm có thể hứng một lượng bụi nhiều gấp 8 lần trọng lượng của nó và thậm chí còn bẩn hơn cả bề mặt đường phố.

Bạn cần phải thường xuyên làm sạch những đồ vật này bằng dung dịch tiệt khuẩn, nhất là khi bạn hay phải tiếp xúc với chúng.

Thú cưng

Chính những con vật cưng cũng có thể mang nhiều vi trùng vào nhà, nhất là sau khi dạo chơi bên ngoài. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi NSF, bát ăn của vật nuôi đứng thứ 4 trong số những đồ vật chứa nhiều vi trùng nhất trong nhà. Những đồ chơi của chúng cũng có chứa Staph, nấm men và nấm mốc.

Bạn có thể ngăn chặn việc các vật nuôi mang chất bẩn và vi khuẩn vào trong nhà bằng cách thường xuyên tắm rửa và làm sạch bàn chân cho chúng trước khi cho vào nhà. Cần rửa sạch bát ăn của chúng hàng ngày bằng nước xà phòng ấm và ngâm trong chất tẩy trắng 1 lần/tuần. Những đồ chơi của vật nuôi cũng cần được rửa sạch thường xuyên bằng xà phòng.

Những vật dụng cá nhân

Bạn có thể dễ dàng mang vi trùng từ bên ngoài vào trong nhà hàng ngày thông qua giày dép, túi xách và thậm chí cả tai nghe. Trong số 22 đồ vật được nghiên cứu, NSF tìm thấy các vi khuẩn trong phân, nấm men và nấm mốc chủ yếu trên:

  • Điện thoại di động
  • Chìa khóa
  • Ví và tiền
  • Hộp đồ ăn
  • Đáy của túi xách

Hầu hết những khăn chuyên dụng để tiệt khuẩn đều an toàn với các thiết bị điện tử, tuy nhiên nếu bạn muốn bảo vệ kỹ hơn cho các thiết bị của mình thì có thể tìm mua những dụng cụ làm sạch chuyên dụng tại các cửa hàng.

Thực hành những thói quen vệ sinh tốt

Một biện pháp duy nhất để giảm thiểu sự lây lan của vi trùng đó là giữ mọi thứ luôn sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng những cách làm sạch chuyên dụng như:

  • Xà phòng và nước
  • Thuốc tẩy và nước
  • Khăn tiệt khuẩn
  • Dung dịch vệ sinh tay

Những thói quen tốt như cởi bỏ giầy trước khi bước vào trong nhà và rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh hay chạm vào thực phẩm sống cũng giúp giảm lây nhiễm vi trùng. Các chuyên gia thuộc Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo nên thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trong vòng 20-30 giây để loại bỏ vi trùng và phòng chống bệnh tật.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sử dụng các dụng dịch vệ sinh, tẩy rửa và tiệt trùng an toàn trong gia đình

Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm