Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cấy ghép tủy xương - Phần 2

Ghép tủy xương là một kĩ thuật y tế được thực hiện để thay thế tủy xương đã bị hư hỏng hoặc bị phá hủy do bệnh tật, nhiễm trùng hoặc hóa trị.

Các loại ghép tủy xương

Có hai loại cấy ghép tủy xương chính. Lựa chọn cấy ghép sẽ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của bạn.

Cấy ghép tự thân (Autologous Transplants)

Việc cấy ghép tự thân liên quan đến việc sử dụng tế bào gốc của chính cơ thể người đó. Các tế bào gốc của bạn được lưu trữ trước khi bắt đầu một liệu pháp như hóa trị hoặc xạ trị. Sau khi liệu trình điều trị hoàn thành, các tế bào của chính bạn sẽ được cấy ghép trở lại.

Phương pháp cấy ghép này chỉ có thể được thực hiện nếu bạn có tủy xương khỏe mạnh. Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp này là giảm nguy cơ của một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả GVHD (tình trạng tế bào ghép tấn công cơ thể của bạn).

Dị ghép (Allogeneic Transplants)

Việc cấy ghép liên quan đến việc sử dụng các tế bào từ người hiến tặng, thường là những người thân trong gia đình có cấu trúc di truyền tương đối tương đồng. Đôi khi người hiến tặng phù hợp lại không hề có mối quan hệ họ hàng nào với người được ghép.

Việc cấy ghép là cần thiết nếu tủy xương đã hư hỏng không thể thực hiện được chức năng sinh lí. Tuy nhiên, loại cấy ghép này có nguy cơ cao hơn bị biến chứng, chẳng hạn như GVHD. Bạn có thể cần phải sử dụng  thuốc ức chế miễn dịch để ngăn chặn hệ miễn dịch không tấn công các tế bào mới. Hệ miễn dịch của bạn lúc này sẽ bị suy yếu, bạn có nhiều nguy cơ nhiễm trùng hơn.

Sự thành công của dị ghép phụ thuộc vào mức độ tương thích của các tế bào mới với cơ thể của bạn.

Quá trình chuẩn bị ghép tủy xương

Trước khi cấy ghép, các xét nghiệm cần thiết sẽ được chỉ định để xác định loại tế bào tủy xương bạn cần. Bạn cũng có thể được điều trị xạ trị hoặc hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc tế bào tủy trước khi bạn cấy ghép các tế bào gốc mới.

Quá trình ghép tủy xương có thể kéo dài đến cả tuần lễ. Do đó, bạn cần chuẩn bị kĩ lưỡng ngay từ buổi cấy ghép đầu tiên. Bao gồm:

  • Chỗ ở cho những người thân chăm sóc bạn
  • Bảo hiểm và các vấn đề tài chính khác
  • Có giải pháp chăm sóc trẻ em hoặc vật nuôi ở nhà
  • Xin nghỉ phép ở nơi làm việc
  • Chuẩn bị quần áo và các vật dụng cần thiết

Trong thời gian điều trị, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bị suy giảm, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, bạn sẽ ở trong một khu vực điều trị đặc biệt của của bệnh viện dành riêng cho những người nhận cấy ghép tủy xương. Điều này làm giảm nguy cơ bị tiếp xúc với bất cứ tác nhân gây nhiễm trùng nào.

Đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ những thắc mắc của bạn liên quan đến điều trị. Điều quan trọng là bạn cảm thấy thoải mái và tự tin trước khi làm thủ thuật và tất cả các câu hỏi của bạn được giải đáp.

Cấy ghép tủy xương được thực hiện thế nào?

Kĩ thuật này được thực hiện tương tự như truyền máu.

Nếu loại cấy ghép của bạn là dị ghép, tế bào tủy xương sẽ được lấy người hiến tặng trước một hoặc hai ngày làm thủ thuật. Nếu lựa chọn cấy ghép tự thân, tế bào gốc sẽ được lấy ra từ ngân hàng tế bào gốc. Trước đó bạn đã được lấy tế bào gốc bằng một cây kim tại 2 xương hông. Bạn được gây mê trong quá trình lấy tế bào gốc.  

Catheter tĩnh mạch trung tâm được thiết lập ở phần trên bên phải của ngực. Từ đây chất lỏng chứa các tế bào gốc mới có thể di chuyển trực tiếp vào tim. Các tế bào gốc sau đó theo dòng tuần hoàn phân phân tán khắp cơ thể của bạn. Tế bào gốc di chuyển vào tủy xương. và bắt đầu phát triển.

Catheter tĩnh mạch trung tâm vẫn được giữ lại một thời gian sau khi quá trình cấy ghép đã hoàn tất, thông qua tĩnh mạch trung tâm, bạn cũng sẽ được truyền máu, thuốc qua đường tĩnh mạch và chất dinh dưỡng. Một số loại thuốc được sử dụng để chống lại nhiễm trùng và giúp tủy mới phát triển.

Trong suốt thời gian này, bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ để kiểm soát mọi biến chứng có thể xảy ra.

Triển vọng điều trị cấy ghép tủy xương

Sự thành công của cấy ghép tủy xương chủ yếu phụ thuộc vào mức độ phù hợp của tế bào ghép và cơ thể người nhận.

Sau cấy ghép bạn sẽ được giám sát y tế thường xuyên  trong 10 đến 28 ngày. Số lượng bạch cầu tăng là dấu hiệu đầu tiên cho biết các tế bào gốc mới được cấy ghép đang thực hiện chức năng của chúng.  

Thời gian phục hồi phổ biến của cấy ghép tủy xương khoảng ba tháng. Tuy nhiên, có thể mất tới cả năm để bạn hồi phục hoàn toàn. Quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Đáp ứng điều trị
  • Hóa trị
  • Xạ trị
  • Chống thải ghép
  • Nơi thực hiện cấy ghép

Một số triệu chứng xuất hiện sau khi cấy ghép và có thể tồn tại lâu dài.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thông tin cần biết về xét nghiệm ferritin huyết thanh

Bs. Nguyễn Thế Võ _ Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline)
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm