Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách làm mứt dừa non nhiều màu dẻo ngon cho ngày Tết

Mứt dừa là một loại mứt truyền thống trong mỗi dịp Tết của người Việt, với màu sắc bắt mắt, hương vị ngọt ngọt bùi bùi của dừa đã làm say đắm bao người. Bên cạnh đó, mứt dừa còn mang ý nghĩa như một lời chúc quầy quần, hạnh phúc cho cả gia đình và bạn bè trong năm.

Cách làm mứt dừa non nhiều màu dẻo ngon cho ngày Tết

Mứt dừa non giòn dai, ngọt thanh vô cùng hấp dẫn

Cách làm mứt dừa đơn giản tại nhà ai cũng mê trong những ngày Tết.

Nguyên liệu chuẩn bị

- 1 kg cùi dừa non

- 500 gr đường

- 50 gr sữa đặc

- Vani dạng bột

- 1 quả chanh.

Công thức làm mứt dừa non

Bước 1: Dừa non mua về gọt phần vỏ nâu bên ngoài, ngâm vào chậu nước có vắt 1/2 quả chanh để dừa trắng hơn. Vớt ra thái dày gần bằng 1 cm, không nên thái mỏng quá vì sau đó dừa còn teo lại. Đem rửa dừa đã cắt với nước sạch, rửa nhiều lần đến bao giờ nước trong là được. Trung bình khoảng 8-10 lần nước, mục đích rửa như vậy để dừa bớt dầu sau này sẽ không tiết ra dầu làm chảy nước. Tiếp theo, bạn đun sôi nồi nước, cho dừa vào chần nhanh trong khoảng 1 phút. Sau đó chắt bỏ nước, đổ dừa ra rổ cho ráo nước.

Bước 2: Ướp dừa theo tỷ lệ: 1 kg dừa với 500-600 gr đường, không được cho ít hơn tỷ lệ trên vì nếu thiếu đường khi sên dừa không kết tinh được. Ướp từ 1-2 giờ hoặc lâu hơn khoảng 4 giờ mang ra sên.

Bước 3: Tạo màu cho mứt dừa

Bạn có thể tạo màu cho mứt bằng lá nếp, trà xanh, hoa đậu biếc, củ dền, lá cẩm… đây đều là những nguyên liệu có màu tự nhiên đẹp. Tuy nhiên, mùi của nó không được thơm nên bạn có thể cho thêm vani dạng bột để tạo mùi vị hấp dẫn hơn.

Lọc lấy nước cốt của các nguyên liệu tạo màu và đổ vào ngâm với dừa ngay từ đầu (chỉ lấy nước cốt khoảng 100ml với công thức trên cho một loại màu, khi ngâm cùng với mứt sẽ tiết thêm nước thì các bạn đừng lo lắng cứ đổ vào sên, bớt lại một ít phần nước tiết ra khi nào mứt sền sệt thì đổ vào sên tiếp để được màu đẹp hơn).

Bước 4: Sên mứt dừa

Chuẩn bị 1 chiếc chảo chống dính dày (chảo dày sẽ giúp nhiệt độ không quá cao và dừa cũng như đường không bị cháy). Đổ dừa vào chảo, để lửa nhỏ, đến khi dừa bắt đầu sôi lăn tăn, đảo đều tay để dừa ngấm đều.

Đảo được 1 lát, khi nước đường bắt đầu cạn gần hết thì cho sữa đặc và chút nước trắng vào, cứ 5 phút đảo 1 lần, không nên đảo quá nhiều. Lưu ý, không cho sữa đặc vào sớm tránh mứt bị vàng.

Cứ tiếp tục như vậy khoảng 30-45 phút cho dừa khô lại và sữa cũng cạn dần. Lúc này bạn sẽ thấy có nhiều phấn đường màu bám quanh sợi dừa. Hãy tắt bếp, thêm vani vào và tiếp tục đảo đều đến khi mứt dừa nguội dần.

Đổ mứt dừa ra một cái mâm hoặc cái khay lớn, đeo bao tay vào, bật quạt lên, dùng hai tay đảo mứt trước quạt. Khâu này rất quan trọng nên bạn cần chú ý, vì sẽ giúp cho mứt không bị ướt, tay vun sốc mứt liên tục đến khi khô hẳn.

Lưu ý khi chọn dừa non

Để có mứt dừa ngon, bên cạnh nắm được cách làm mứt dừa non đúng chuẩn còn phải đảm bảo lựa chọn được đúng loại dừa non. Tránh sử dụng dừa bánh tẻ, dừa già bởi vì như vậy sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của dừa non.

Dừa non thường có cùi mềm, mỏng, nước ngọt và khi nhai cùi sần sật rất ngon. Bề ngoài dừa non có da mềm, vỏ màu xanh tươi, lấy móng tay bấm vào cùi dễ dàng, ăn có vị ngậy và sữa thơm đặc trưng. Ngoài cùi, vỏ dừa non cũng mềm hơn dừa bánh tẻ.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 6 cách làm mứt dừa ngon bất bại, vụng đến mấy cũng thành công

Lê Tuyết H+ ( Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm