Theo ước tính của các chuyên gia, có khoảng 500 triệu người đang sống chung với bệnh đái tháo đường (tiểu đường) trên toàn thế giới. Nguy hiểm hơn cả, mỗi người bệnh đái tháo đường lại có 25% nguy cơ bị loét bàn chân trong suốt cuộc đời của họ. Theo đó, các biến chứng như loét, nhiễm trùng, tổn thương mô, hoại thư… có thể khiến người bệnh phải đoạn chi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và thậm chí là cả tính mạng của người bệnh đái tháo đường.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng biến chứng bàn chân là nguyên nhân thường gặp nhất khiến người bệnh đái tháo đường phải nhập viện. Tuy nhiên, việc điều trị biến chứng loét bàn chân do đái tháo đường rất tốn kém, chiếm 1/5 tổng chi phí chăm sóc sức khỏe của người bệnh. Đây cũng là biến chứng đái tháo đường có chi phí điều trị đắt nhất, tạo ra nhiều thách thức cho cả người bệnh và hệ thống y tế nói chung.
Biến chứng loét bàn chân có liên quan tới các vấn đề thần kinh và mạch máu
Lượng đường (glucose) trong máu không được kiểm soát có thể góp phần vào sự tiến triển bệnh thần kinh ngoại biên và bệnh động mạch ngoại biên. Biến chứng thần kinh ngoại biên có thể khiến người bệnh bị mất cảm giác tại bàn chân, bàn tay, trong khi biến chứng động mạch ngoại biên có thể làm giảm lưu lượng máu tới các mô. 2 yếu tố này có thể diễn ra đơn lẻ hoặc kết hợp, nhưng đều dẫn tới biến chứng loét bàn chân do đái tháo đường.
Khi mắc biến chứng thần kinh ngoại biên, người bệnh đái tháo đường thường hay thấy tê bì, đau nhức lòng bàn chân. Nhưng do dây thần kinh bị tổn thương, người bệnh lại không thể cảm thấy đau đớn khi có các vết phồng rộp, vết cắt nhỏ… ở bàn chân - thường xảy ra do đi giày không vừa vặn hoặc do dẫm lên các vật sắc nhọn, bị bỏng ở chân.
Do không được chú ý chăm sóc, các vết thương nhỏ này có thể bị nhiễm trùng, dần tiến triển thành vết loét và thậm chí là hoại tử. Một khi tình trạng hoại tử đã xảy ra, người bệnh sẽ buộc phải đoạn chi để đảm bảo tính mạng.
Phòng ngừa và điều trị biến chứng loét bàn chân do đái tháo đường
Để quản lý biến chứng bàn chân do đái tháo đường, người bệnh thường được khuyên cần chú trọng cả trong việc phòng ngừa và điều trị.
Việc người bệnh đái tháo đường tự nhận thức được mức độ nguy hiểm và chủ động phòng ngừa biến chứng loét bàn chân từ sớm là rất quan trọng. Theo đó, nếu tình trạng tổn thương mới chỉ dừng lại ở các giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Người bệnh cũng có thể ngăn ngừa được nguy cơ đoạn chi, cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Do đó, hãy chú ý tới các dấu hiệu bàn chân có nguy cơ bị loét, nhiễm trùng dưới đây:
- Mất cảm giác hoặc hay thấy ngứa ran, tê bì bàn chân.
- Da đổi màu, khô và thay đổi nhiệt độ.
- Có các vết nứt, vết chai chân, bầm tím.
- Các thay đổi, bất thường tại móng chân.
- Ngón chân, bàn chân bị dị tật, có hình dạng bất thường.
Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn nên nhanh chóng đi khám để được tư vấn điều trị nguy cơ biến chứng kịp thời.
Trong trường hợp người bệnh đã bị biến chứng loét bàn chân do đái tháo đường, các bác sỹ sẽ phải tiến hành chăm sóc vết loét, kiểm soát nhiễm trùng bằng thuốc, thậm chí là phẫu thuật.
Một vài lời khuyên chăm sóc bàn chân cho người bệnh đái tháo đường
- Kiểm tra bàn chân hàng ngày, đặc biệt là vùng da giữa các ngón chân.
- Rửa chân hàng ngày, sau đó chú ý lau khô bàn chân kỹ lưỡng.
- Cẩn thận khi cắt móng chân, phòng ngừa tình trạng móng mọc ngược.
- Tránh để bàn chân tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
- Tránh đi chân trần, ngay cả khi ở trong nhà.
- Chọn mua giày phù hợp.
- Đi khám thường xuyên để phòng ngừa biến chứng loét bàn chân nguy hiểm.
Giải pháp giúp vết thương, vết loét bàn chân nhanh lành từ thảo dược
Để các vết loét chân đái tháo đường nhanh lành và ngăn chặn nguy cơ đoạn chi, người bệnh cần đến những giải pháp tác động vào nguyên nhân gây biến chứng - đó là sự tổn thương của mạch máu và thần kinh.
Các chuyên gia khẳng định: Sử dụng kết hợp các thảo dược câu kỷ tử, mạch môn, hoài sơn, nhàu giúp làm sạch mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến chân, giúp các chất dinh dưỡng, chất chữa lành vết thương dễ dàng vận chuyển đến chân hơn. Ngoài ra, các thảo dược này còn giúp tạo thành hệ thống chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó ngăn cản tác động xấu mà đường huyết cao gây ra đối với dây thần kinh tại chân. Sử dụng kết hợp các thảo dược trên, kết hợp với việc ổn định đường huyết và chăm sóc bàn chân sẽ làm giảm đáng kể thời gian lành vết thương.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã biết cách chăm sóc bàn chân để điều trị hiệu quả các vết loét bàn chân đái tháo đường, giảm nguy cơ phải đoạn chi, tàn phế.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Giải cứu bàn chân đái tháo đường
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.