Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau dây thần kinh chưa rõ nguyên nhân

Đau dây thần kinh xảy ra bởi những tổn thương lên dây thần kinh, và đã có hhơn 50 bệnh lý, thuốc và độc tố được biết là có thể gây tổn thương thần kinh.

Nếu bạn bị đau dây thần kinh, bạn chắc chắc đã từng cảm nhận những cảm giác như: bỏng rát, tê bì râm ran, tê như điện giật hay như bị kim châm. Nhưng nếu bạn không biết tại sao lại có những cảm giác này, thì hãy yên tâm, cũng có rất nhiều người khác giống bạn. Có hàng triệu người bị đau dây thần kinh không rõ nguyên nhân. Trong những trường hợp này, tuy y học cổ truyền có thể có thể giúp bạn giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng cũng có nhiều cách khác nữa.

Các nguyên nhân gây đau dây thần kinh đã biết

Đau dây thần kinh xảy ra bởi những tổn thương lên dây thần kinh, và đã có hơn 50 bệnh lý, thuốc và độc tố được biết là có thể gây tổn thương thần kinh, bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
  • Bệnh celiac
  • Chấn thương
  • Thoái hóa tinh bột (Amyloidosis)
  • Bệnh Fabry
  • Thuốc, bao gồm B6 (pyridoxine), isoniazid, thuốc điều trị HIV, hoặc hóa trị
  • Các chất gây độc, ví dụ như lạm dụng đồ uống có cồn
  • Các bệnh tự miễn, chẳng hạn như lupus và viêm mạch
  • Thiếu vitamin B12
  • Một số bệnh ung thư như ung thư hạch hoặc u tủy
  • Bệnh Lyme

Khi bị tổn thương, các dây thần kinh sẽ có những biểu hiện bất thường. Các đường truyền thần kinh có thể không hoạt động và không truyền đi các thông tin, từ đó gây ra cảm giác tê bì. Hoặc ngược lại, các dây thần kinh bị tổn thương cũng có thể phát các tín hiệu đau quá mức và bất thường.

Tìm kiếm nguyên nhân đau dây thần kinh

Ở với nhiều người, vẫn không thể xác định được nguyên nhân gây đau dây thần kinh cho dù sau khi đã làm hết các xét nghiệm có thể. Tình trạng này được gọi là đau thần kinh chưa rõ nguyên nhân (vô căn), hoặc bệnh thần kinh vô căn. Đau dây thần kinh vô căn vẫn có thể là do tổn thương thần kinh xảy ra tại một thời điểm nhất định, tuy nhiên y học hiện nay vẫn chưa thể xác định rõ vào lúc nào, như thế nào và vì sao.

Trong một số nghiên cứu, gần một nửa số đối tượng nghiên cứu bị đau dây thần kinh vô căn kèm theo tiền tiểu đường. Một số chuyên gia tin rằng lượng đường trong máu cao của tình trạng tiền tiểu đường có thể là nguyên nhân chính gây đau dây thần kinh. Có đến gần 20% tất cả những người mắc bệnh tiểu đường có một số bệnh lý thần kinh tại thời điểm họ được chẩn đoán.

Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng hội chứng chuyển hóa - sự kết hợp của tăng huyết áp, mức cholesterol bất thường, béo phì và tiền tiểu đường - cũng thường gặp ở những người bị đau dây thần kinh vô căn. Những yếu tố này cũng có thể góp phần gây nên cảm giác đau.

Triệu chứng của đau dây thần kinh vô căn

Những biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên, ví dụ như bệnh lý thần kinh do tiểu đường có thể gây cảm giác tê bì ở chân tay. Tình trạng này có thể dễ bị bỏ qua nếu không gây đau.

Những người bị đau dây thần kinh thường miêu tả cảm giác đau của họ qua nhiều cách khác nhau, ví dụ như:
  • Cảm giác bỏng rát
  • Cảm giác ngứa ran
  • Cảm giác tê như có kim châm
  • Cảm giác tê buồn
  • Cảm giác như có điện giật

Kể cả những động chạm nhẹ nhất cũng có thể gây đau khi bị đau dây thần kinh, và cảm giác đau này có thể kéo dài liên tục kể cả khi không có yếu tố tác động. Thông thường, đau dây thần kinh vô căn thường nặng hơn về đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Và điều này có thể làm trầm trọng thêm vấn đề, do con người cần phải ngủ đủ giấc để có thể chống chọi với những cơn đau.

Chăm sóc y tế cho bệnh đau dây thần kinh vô căn

Tất cả những ai bị đau dây thần kinh vô căn đều nên đi khám tổng quát và kiểm tra các yếu tố tiểu đường, cholesterol cao và huyết áp. Hãy cho bác sĩ biết về những loại thuốc và thực phẩm bổ sung bạn đang uống. Bên cạnh đó, cần kiểm tra và đánh giá những lần ốm do virus gần đây cũng như những chất độc hại có thể bạn đã bị phơi nhiễm, và cuối cùng là cho bác sĩ biết về bệnh sử của bản thân.

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho chứng đau thần kinh

Một số biện pháp tự chăm sóc có thể giúp bạn đối phó khi bị đau thần kinh vô căn.

  • Hãy vận động. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giãn các mạch máu ở bàn chân, nuôi dưỡng các dây thần kinh bị tổn thương và phục hồi lại sức khỏe của bạn. Bắt đầu với việc đi bộ hàng ngày và dần dần tăng tốc độ và quãng đường đi được.
  • Chăm sóc cho đôi chân. Nếu bạn bị đau dây thần kinh ở bàn chân, hãy kiểm tra hàng ngày, mang giày thoải mái và đi khám bác sĩ chuyên khoa thường xuyên.
  • Đảm bảo giấc ngủ. Sẽ khó có một giấc ngủ ngon nếu bạn bị đau dây thần kinh. Điều này có thể được cải thiện bằng cách hạn chế lượng caffeine vào buổi chiều, đảm bảo giờ giấc đi ngủ ổn định và có phòng ngủ thoải mái.
  • Khám phá sự kết nối cơ thể-tâm trí. Hãy hỏi bác sĩ hoặc một người bạn đáng tin cậy để được giới thiệu đến một chuyên gia có uy tín, người có phương pháp hướng dẫn, thiền giúp cải thiện cơn đau.

Nếu cơn đau thần kinh không giảm khi dùng thuốc hoặc khi tự điều trị, có lẽ đã đến lúc bạn cần tới gặp bác sĩ thần kinh. Họ nắm vững được loại thuốc cho đau thần kinh và có thể trợ giúp bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đau dây thần kinh

 

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm