Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rượu bia là giảm đáp ứng với vaccine COVID-19 của hệ miễn dịch

Mới đây, các nhà khoa học Nga đã phát hiện ra việc sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia có thể làm giảm khả năng đáp ứng của hệ miễn dịch với vaccine COVID-19 mới của nước này – Sputnik V. Điều này đặt ra một câu hỏi rằng liệu các loại vaccine khác hiện nay cũng cần phải lưu ý như vậy?

Tháng 12 năm 2020, các chuyên gia Nga đã cảnh báo những người được tiêm vaccine Sputnik V – vaccine COVID-19 do nước này sản xuất nên tránh uống các loại đồ uống có cồn trong ít nhất hai tháng để đảm bảo đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ nhất với vaccine. Tuy nhiên, đội ngũ phát triển vaccine lại đưa ra nhận định khác và cho rằng việc sử dụng một hoặc hai ly rượu sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Cảnh báo từ các chuyên gia y tế cũng vấp phải sự phản đối từ những người Nga - vốn được biết đến là những người rất yêu thích đồ uống có cồn.

Đồ uống có cồn làm giảm đáp ứng của hệ miễn dịch với COVID-19?

Cảnh báo này đã thu hút sự chú ý trên khắp thế giới, và câu hỏi được đặt ra bây giờ là liệu có nên tránh sử dụng đồ uống có cồn khi tiêm các loại vaccine khác hay không.

Các chuyên gia tại Anh mới đây cũng đưa ra cảnh báo tương tự của chuyên gia Nga: tránh uống đồ uống có cồn trong khoảng thời gian nhận các mũi tiêm vaccine COVID-19 vì có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của cơ thể với vaccine. Theo các chuyên gia, nghiên cứu đã chứng minh uống rượu làm giảm hiệu quả của vaccine. Nghiên cứu đánh giá những thay đổi do uống đồ uống có cồn gây ra đối với hệ thống miễn dịch và phát hiện ra rằng ngay cả ba ly rượu vang cũng làm giảm một nửa số lượng bạch cầu trong cơ thể. Cũng theo các chuyên gia từ Đại học Manchester, để vaccine phát huy tác dụng tốt nhất, cơ thể phải có một hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả và việc uống đồ uống có cồn vào trước hoặc ngay sau khi tiêm vaccine sẽ khiến hiệu quả trở nên rất thấp. Lời khuyên được đưa ra là nên tránh uống rượu xung quanh những ngày tiêm vaccine. Điều này đặt ra giới hạn ngắn hơn so với những khuyến cáo tại Nga là trong ít nhất 2 tháng.

Bạch cầu và vai trò của nó trong hệ thống miễn dịch

Bạch cầu là một loại tế bào máu cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tự bảo vệ của cơ thể. Đặc biệt, bạch cầu lympho – 1 trong số các loại bạch cầu – có chức năng quan trọng trong các hệ thống miễn dịch, giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Mức độ cao của bạch cầu lympho trong máu có thể chỉ ra rằng hệ thống miễn dịch đang hoạt động mạnh hơn để chống lại sự lây nhiễm của một tình trạng viêm nhiễm nào đó. Trong hầu hết các trường hợp, mức độ cao của bạch cầu lympho có thể là tạm thời nhưng cũng có thể là do một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh bạch cầu.
Bên cạnh đó, bạch cầu lympho được tạo ra trong tủy xương và được tìm thấy trong máu và các hạch bạch huyết với tổng số lượng khoảng 20% - 40% tổng số tế bào bạch cầu ở người lớn. Chúng chủ yếu tập trung ở các cơ quan và mô bạch huyết, chẳng hạn như lá lách, hạch bạch huyết và amidan, nơi thường xảy ra phản ứng miễn dịch đầu tiên nếu có tác nhân xâm nhập. Trong các nghiên cứu được triển khai từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tới nay, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các bạch cầu lympho có tầm quan trọng rất cơ bản - vì chúng quyết định phản ứng miễn dịch của người đối với các vi sinh vật lây nhiễm, chẳng hạn như  virus SARS-CoV-2.

Tham khảo thêm thông tin tại: Những điều cần biết về tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine COVID-19

Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm