1. Tại sao dinh dưỡng lại quan trọng trong tập luyện và thi đấu thể thao?
Dinh dưỡng là điều cần thiết để hỗ trợ sức khỏe chung của vận động viên và nhu cầu tập luyện của họ. Có một chế độ ăn uống phù hợp sẽ cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu tập luyện và vận động. Ngoài việc giúp hiệu suất tập luyện tối ưu, dinh dưỡng còn tạo điều kiện để phục hồi cơ thể tốt.
Các vận động viên có thể cân nhắc:
Lượng và tỷ lệ chất dinh dưỡng đa lượng
Thời gian bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ
Vitamin và khoáng chất để phục hồi và hoạt động
Hydrat hóa.
PGS. TS. BS Nguyễn Xuân Ninh - Cố vấn dinh dưỡng cho thể thao Việt Nam.
Việc điều chỉnh những yếu tố này phải phù hợp với trọng lượng và thành phần cơ thể của vận động viên, thời gian tập luyện và loại hình thể thao mà họ tập luyện, thi đấu…
PGS. TS. BS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cố vấn dinh dưỡng cho thể thao Việt Nam cho biết: Dinh dưỡng và tập luyện là hai mảng không thể thiếu được đối với vận động viên, đặc biệt là vận động viên thành tích cao. Nếu như những người tập luyện thông thường thì vấn đề dinh dưỡng ảnh hưởng không nhiều, nhưng với vận động viên chuyên nghiệp muốn dành đến huy chương (đỉnh cao) thì dinh dưỡng cực kỳ quan trọng.
Dinh dưỡng rất quan trọng trong tập luyện và thi đấu thể thao.
Người ta ví rằng tập luyện đúng nó giống như cái bánh xe trước, lái đi đúng hướng, còn dinh dưỡng đúng nó như cái bánh xe sau, là động lực đẩy cái xe đi đến đích. Nếu bánh xe sau bị ‘xịt lốp’- cung cấp không đủ dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách - thì có tập luyện đúng cũng không thể đi đến đích được và việc dành huy chương lại càng không thể, PGS.TS. BS Nguyễn Xuân Ninh nhấn mạnh.
2. Dinh dưỡng phải phù hợp với từng cá thể
PGS. TS. BS Nguyễn Xuân Ninh cho biết, trên nguyên tắc cơ bản ai cũng cần phải đủ năng lượng, protein, chất bột đường, chất béo, vitamin và chất khoáng, chất xơ... nên về số chất dinh dưỡng đối với vận động viên không khác nhiều so với người bình thường.
Tuy nhiên với vận động viên thì thành phần của các chất này lại khác nhau rất nhiều, tùy thuộc vào từng loại hình thể thao, giai đoạn tập luyện (trước, trong và sau khi thi đấu…) và phải tùy thuộc vào từng cá thể…
Giống như động cơ ô tô cần xăng và dầu thích hợp để đạt hiệu suất cao nhất, vận động viên cần chế độ dinh dưỡng thích hợp để hoạt động tốt nhất. Tất cả sức mạnh, tốc độ và sức bền đều có thể được tối ưu hóa với các chất dinh dưỡng phù hợp. Nhưng các chất dinh dưỡng có thể khác nhau tùy thuộc vào môn thể thao và chế độ luyện tập của vận động viên…
ối với vận động viên thể hình, cần phải có cơ bắp cuồn cuộn, to và mỡ phải giảm xuống. Vận động viên thể hình cần lượng protein nhiều gấp 3-4 lần so với bình thường. Ví dụ, người bình thường cần 1gam protein/kg cân nặng cơ thể. Một người nặng 70 kg thì cần 70 gam protein trong ngày. Nếu tính ra thành thịt thì nhân lên với 5 lần (khoảng 3,5 lạng thịt). Nhưng đối với vận động viên cần gấp 3 -4 lần, có thể cần đến hàng cân thịt trong một ngày. Đấy là chưa kể đến giai đoạn cần tăng cân, giữ cân rồi giảm cân để tăng cơ, xiết cơ… thì chế độ dinh dưỡng phải khác nhau.
Với vận động viên bóng đá trước khi vào thi đấu, trong khi thi đấu và sau khi thi đấu cần phải cung cấp dinh dưỡng phù hợp để vận động viên có đủ sức thi đấu trong 90 phút và hiệp phụ (nếu có) và phục hồi cơ thể. Trong quá trình thi đấu, thời gian để tiếp ‘nhiên liệu’ rất ít, nên phải cung cấp dinh dưỡng qua nước uống và các thức ăn rất dễ hấp thu (trong giờ giải lao). Khi trận đấu kết thúc là lúc vận động viên đang kiệt sức, cơ bắp bị tổn thương, mọi chất dinh dưỡng suy kiệt, nước điện giải bị thiếu, lúc này cần phải dinh dưỡng phục hồi tốt.
Tất cả những giai đoạn đó đều phải có chế độ ăn rất phù hợp, chưa kể nói đến đặc điểm riêng của mỗi vận động viên: Có người đang gầy thiếu mỡ, có người đang nhiều mỡ quá thì chế độ ăn đều phải khác nhau. Do đó, dinh dưỡng phải phù hợp với từng cá thể là rất quan trọng, PGS. TS. BS Nguyễn Xuân Ninh cho biết.
3. Tỷ lệ các chất trong bữa ăn
Cung cấp dinh dưỡng phải phù hợp với từng vận động viên.
3. Tỷ lệ các chất trong bữa ăn
Cung cấp dinh dưỡng phải phù hợp với từng vận động viên.
Tỷ lệ các chất thay đổi theo từng giai đoạn thi đấu. Tùy từng vận động viên, nhưng năng lượng phải đủ, phù hợp với tình trạng của cơ thể.
Nhìn chung so với người bình thường:
Năng lượng: Có thể tăng hơn hoặc ngang bằng.
Protein: Cần nhiều hơn vì vận động viên phải tăng cường cơ bắp (cơ bắp tăng thì sức khỏe sẽ tăng) và tăng xương, nên thậm chí protein phải tăng gấp đôi, gấp ba so với người bình thường.
Chất béo: Vừa phải, có thể ngang bằng với người bình thường, nhưng chất béo phải có lợi giúp cho hệ tim mạch hoạt động tốt.
Vitamin và chất khoáng: Thường phải tăng hơn rất nhiều, bởi vận động viên hoạt động với công suất rất lớn, nên vitamin (giúp chuyển hóa năng lượng) và chất khoáng chất như: B1, B2, B6, sắt, canxi, magiê… cần rất cao để giúp điều hòa cơ thể, giúp cho ‘bộ máy, cơ thể hoạt động tốt.
Chất chống ô xy hóa: Cần rất nhiều. Khi cơ thể hoạt động nhiều sẽ sản sinh ra các chất chuyển hóa trung gian hoặc chất độc hại. Ví dụ sản sinh ra acid lactic có thể gây đau cơ… Các chất độc hại này phải được thải ra ngoài cơ thể hoặc phải được chất nào đó trung hòa ngay lập tức và vai trò của các chất chống ô xy hóa là rất quan trọng để trung hòa các chất độc hại này, giúp cơ thể đỡ mỏi mệt hơn, đỡ bị đau nhức và cơ thể hoạt động tốt hơn…
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lễ ra mắt sản phẩm mỳ ly thể thao đầu tiên tại Việt Nam SPORT+ ACTIVE.
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương, răng, móng tay chân, tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh...
Với mục đích chăm sóc dinh dưỡng toàn diện và đầy đủ cho trẻ em, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam) mong muốn được đồng hành cùng Nhà trường và các cha mẹ phụ huynh tổ chức chương trình Khám - tư vấn dinh dưỡng miễn phí cho các trường mầm non, trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Hạ đường huyết hay gặp ở những người bị đái tháo đường nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ ai. Bệnh nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
Đau nửa đầu là một căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở nữ giới. Cơn đau khó chịu làm ảnh hưởng không ít tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây đau nửa đầu, trong đó chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng không nhỏ.
Nhiều người nghĩ bỏ bữa sáng là “tự sát”, nhịn bữa trưa thì mệt mỏi và khó làm việc hiệu quả còn bỏ bữa tối có thể giúp giảm cân. Sự thật về bữa tối là gì?
Cùng tìm hiểu về mối liên quan giữa dị ứng và sưng hạch bạch huyết trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Thiếu canxi hoặc hạ canxi máu có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe từ đơn giản đến nghiêm trọng…
Các tác dụng phụ của việc dùng thuốc tránh thai hàng ngày đã được thảo luận khá rộng rãi. Nhưng còn một điều bí ẩn nữa về điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi ngừng thuốc tránh thai hàng ngày? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.