Thực tế, việc tập luyện còn được khuyến cáo nhiều hơn ở những người mắc tiểu đường.
Việc tập luyện đơn thuần, ngay cả khi không kèm với giảm cân, vẫn có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe ở bệnh nhân tiểu đường. Việc tập luyện thường xuyên, đầy đủ đã được chứng minh có thể giúp làm giảm nồng độ glucose máu trung bình và cải thiện chỉ số HbA1c (chỉ số theo dõi mức độ kiểm soát đường huyết). Việc hoạt động thể lực cũng giúp cải thiện khả năng đáp ứng của cơ thể với hormon insulin và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Cả aerobic và các bài tập luyện sức đề kháng đều có khả năng cải thiện mức nồng độ glucose huyết ở những bệnh nhân tiểu đường. Các bài tập bao gồm đi bộ, đạp xe và nhảy, và các bài tập luyện sức đề kháng bao gồm các bài tập tăng cường sức mạnh và tăng khối cơ sử dụng dây đàn hồi và tạ tay.
Khuyến cáo hiện nay cho bệnh nhân tiểu đường là nên tập luyện thể lực với cường độ trung bình khoảng 150 phút mỗi tuần, cũng như tham gia vào các bài tập luyện sức đề kháng và sức mạnh ít nhất 2 lần mỗi tuần.
Bạn có biết rằng việc nhảy múa và công việc làm vườn cũng được xếp vào nhóm các hoạt động thể dục hay không? Việc dọn dẹp cũng được tính là tập thể dục. Ngoài ra, bạn không cần thiết phải tập tất cả các bài tập trong một lúc – hãy chia nhỏ các bài tập ra trong ngày và trong tuần. Bắt đầu bằng các bài tập chậm và nhẹ nhàng, sau đó là tiến tới kết hợp các bài tập khác nhau. Hãy nhớ, không cần phải tập tất cả trong một lúc, hãy bắt đầu tập trong khoảng 5 phút và tăng dần thời gian lên. Thử các bài tập khác nhau để giúp cơ thể luôn vận động và tránh sự nhàm chán.
Một số ví dụ về các bài tập thể dục mức độ trung bình phù hợp sẽ giúp bạn đạt được chỉ tiêu 150 phút tập luyện mỗi tuần như đi bộ (bao gồm cả việc đi chợ và đi mua sắm tại cửa hàng), đạp xe đạp tại chỗ, bơi lội, cầu lông, nhổ cỏ và lau hay cọ rửa sàn nhà.
Trước khi bắt đầu một chương trình luyện tập thể lực ngoài việc đi bộ đơn thuần, bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa đang điều trị cho bạn. Nếu bạn đang được tiêm insulin, bạn cần phải hạn chế việc tiêu thụ carbohydrate. Và nếu liều thuốc đang sử dụng không được điều chỉnh phù hợp với tình trạng bệnh, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ hạ đường huyết.
Thông tin thêm thamkhảo tại bài viết: Làm sao phòng ngừa biến chứng đái tháo đường?
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngày nay các bậc cha mẹ đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất an toàn và hiệu quả.
Tampon là gì? Ai có thể dùng tampon? Con bạn có dùng được không? Chuyên gia sẽ hướng dẫn và giải thích cho bạn, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm khi dùng Tampon.
Trong mùa thi, nếu các sĩ tử chỉ miệt mài học mà không quan tâm chế độ dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khó có thể đạt kết quả như mong muốn.
Dưới đây là danh sách các chứng bất dung nạp thực phẩm phổ biến nhất. Bài viết cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bất dung nạp thực phẩm khác với dị ứng thực phẩm như thế nào, cách phát hiện xem bạn có bất dung nạp thực phẩm hay không và bạn có thể làm gì nếu bất dung nạp một loại thực phẩm cụ thể.
Đối với người bệnh viêm khớp, thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà có thể trở thành một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể do bác sĩ chỉ định.
Một số thai phụ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiền sản giật... cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc thù phòng ngừa biến chứng cho cả mẹ và con.
1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời). Sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì
Cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác co duỗi các khớp gối, bàn tay, ngón tay, cúi người… Đây là triệu chứng phổ biến trong các bệnh lý về khớp như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp vảy nến….và nhiều nguyên nhân khác.