Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 thói quen tốt cho bệnh tiểu đường - Phần 1

Nếu bạn là một trong số hàng triệu người đang bị tiểu đường typ 2, bạn có thế sẽ biết rằng bạn cần phải giảm cân, tính lượng carbohydrate và hạn chế tiêu thụ đường. Nhưng có rất nhiều việc bạn có thể làm và nên làm để làm giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng tiểu đường và kiểm soát tình trạng sức khoẻ của mình.

Tiêm phòng cúm

Bất cứ tình trạng nhiễm trùng nào, bao gồm cả cúm, cũng có thể có ảnh hưởng rất lớn đến lượng đường huyết và việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Nếu bạn đang bị tiểu đường, nhiễm trùng có thể dẫn đến nhiều biến chứng hơn. Và nếu bạn đang phải nằm viện, tình trạng nhiễm trùng sẽ khiến bạn phải nằm viện lâu hơn. Do vậy, chìa khoá ở đây là phải dự phòng tình trạng nhiễm trùng ngay từ đầu. Bạn nên đi tiêm phòng cúm, và nên tiêm sớm. Bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ về việc tiêm phòng viêm phổi và viêm gan B. Ngoài ra, một cách hiệu quả nữa để dự phòng nhiễm trùng là rửa tay sạch, mang theo nước rửa tay nhanh để dự phòng trường hợp cần phải sử dụng.

Kiểm tra mắt thường xuyên

Hãy đi khám mắt thường xuyên để được khám mắt một cách tổng thể. Nếu các thay đổi về mắt được phát hiện sớm, bạn có thể dự phòng được các tổn thương xa hơn sau này. Tiểu đường vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở người trưởng thành và có thể dự phòng được. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc khám mắt. Có khoảng 58% số người bị tiểu đường không khám mắt định kỳ. Khám mắt có thể giúp phát hiện ra bệnh võng mạc do tiểu đường – một tình trạng có nguyên nhân là do sự thay đổi các mạch máu tại võng mạc và thường không có triệu chứng. Các bệnh về mắt khác liên quan đến bệnh tiểu đường cũng có thể được điều trị và dự phòng khi kiểm tra mắt hàng năm, bao gồm tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể, phù hoàng điểm.

 

Chuẩn bị tinh thần để đối phó với các cơn hạ đường huyết

Đường huyết của bạn có thể hạ bất cứ lúc nào, do vậy, bạn nên chuẩn bị trước. Hãy mang theo một chiếc kẹo, một cái bánh quy trong túi để dự phòng trường hợp đường huyết của bạn xuống thấp. Các lựa chọn khác bao gồm nửa ly nước trái cây hoặc soda, 1 thìa cà phê đường, mật ong hoặc siro ngô hoặc 200ml sữa không béo hoặc ít béo. Các dấu hiệu hạ đường huyết bao gồm vã mồ hôi, đói và mất ý thức. Phát hiện và điều trị sớm tình trạng hạ đường huyết trước khi đường huyết hạ xuống quá thấp có thể giúp dự phòng được tình trạng hôn mê do tiểu đường. Nếu bạn thường xuyên bị hạ đường huyết, hãy trao đổi với bác sỹ để chắc chắn rằng bạn đang có phác đồ điều trị tốt nhất.

Đi bộ

Thường xuyên luyện tập rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường typ 2 và kiểm soát cân nặng, nhưng bạn không cần thiết phải luyện tập nặng. Chỉ cần ra khỏi nhà và đừng nhiều hơn hoặc hãy đi bộ thường xuyên để giúp cải thiện lượng đường huyết. Đi bộ 15 phút vào buổi sang và 10 phút vào buổi trưa sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Hãy đặt mục tiêu luyện tập 25 phút luyện tập thể thao mức độ trung bình, luyện tập 5 ngày/tuần. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị nên luyện tập ít nhất 150 phút cường độ trung bình mỗi tuần, phối hợp gữa các bài tập có lực cản với các bài tập hiếu khí có thể giúp cải thiện lượng đường huyết là làm giảm các marker của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, chương trình luyện tập này còn giúp cải thiện các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Đón đọc phẩn tiếp theo tại vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Biến chứng của tiểu đường

Ths.Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo RD
Bình luận
Tin mới
  • 05/12/2023

    7 "bí quyết" trẻ lâu của phụ nữ Indonesia

    Các phương pháp giúp trẻ lâu hiệu quả này có nguồn gốc và quy trình cổ xưa đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ của phụ nữ Indonesia.

  • 05/12/2023

    Muốn bé khỏe và thông minh, hãy bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong sản xuất năng lượng, tham gia hoạt động của nhiều cơ quan và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho sức khỏe, sự phát triển và trí thông minh của trẻ.

  • 05/12/2023

    Nên uống trà gì tốt cho sức khỏe?

    Các loại trà tăng cường miễn dịch có chứa các đặc tính có lợi giúp bảo vệ bạn tránh khỏi bệnh nhiễm khuẩn như cảm lạnh, cảm cúm.

  • 05/12/2023

    Viêm amidan mạn tính

    Viêm amidan là một bệnh nhiễm trùng, thường kéo dài khoảng 1 tuần. Nếu tình trạng bệnh kéo dài hơn 14 ngày thì được coi là viêm amidan mạn tính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin xoay quanh căn bệnh này.

  • 04/12/2023

    7 loại trái cây và rau quả ngừa cảm cúm, tăng cường sức khỏe trong mùa lạnh

    Người có miễn dịch kém rất dễ mắc cảm cúm, cảm lạnh, đặc biệt trong mùa lạnh. Thường xuyên ăn một số loại trái cây, rau củ này sẽ giúp tăng cường sức khỏe ngừa bệnh cúm và cảm lạnh.

  • 04/12/2023

    Dùng đúng cách men vi sinh và men tiêu hóa

    Hiện nay, còn khá nhiều người nhầm men vi sinh và men tiêu hóa là cùng một loại. Nhưng đây là hai chế phẩm hoàn toàn khác nhau và cách sử dụng cũng khác nhau. Nếu nhầm lẫn giữa hai loại men này và sử dụng không đúng cách có thể gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

  • 04/12/2023

    Chuyên gia phân tích về lợi ích sức khỏe của trái cây so với nước ép trái cây

    Trái cây rất ngon, tươi mát và chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn nên ăn trái cây trực tiếp hay uống dưới dạng nước ép sẽ tốt hơn.

  • 04/12/2023

    6 sai lầm về viêm khớp dạng thấp cần tránh

    Bạn cố gắng hết sức để có một cuộc sống năng động, trọn vẹn với bệnh viêm khớp dạng thấp. Nhưng bạn có nhận ra những sai lầm phổ biến này không? Nếu chúng nghe có vẻ quen thuộc thì vẫn chưa quá muộn để khắc phục những sai lầm này.

Xem thêm