Suy giảm thị lực
Trong thời gian ngắn, thay đổi lượng glucose máu có thể sẽ khiến thấu kính của mắt sưng phù, khiến bạn bị nhìn mờ. Trên thực tế, khi bệnh nhân lần đầu được điều trị tiểu đường, thị lực của người bệnh có vẻ như là bị mờ đi, điều này là hoàn toàn bình thường vì khi đó, lượng glucose máu bị giảm đi, và thấu kính sẽ thay đổi hình dạng. Nhưng mắt sẽ sớm thích nghi với trạng thái đó trong vài tuần.
Tuy nhiên, theo thời gian, bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ các vấn đề khác nghiêm trọng hơn, ví dụ như các bệnh về mắt liên quan đến tiểu đường: bệnh võng mạc tiểu đường (tổn thương các mạch máu ở sau mắt), đục thủy tinh thể (thấu kính bị mờ), và tăng nhãn áp (dịch tích tụ trong máu gây tổnt thương dây thần kinh thị giác và làm mất thị lực). Theo khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên đi khám mắt mỗi năm một lần để phát hiện các vấn đề về mắt càng sớm càng tốt.
Bạn sẽ bị ù tai
Các dây thần kinh ở tai có thể sẽ bị phá hủy ở người bệnh tiểu đường, từ đó dấn đến ù tai. Kiểm soát tốt lượng glucose trong máu sẽ giúp cải thiện triệu chứng này.
Bạn sẽ dễ mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ.
Những người bị bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ hơn. Các bác sỹ cho rằng tình trạng này có thể liên quan đến cân nặng, bởi tăng cân có thể sẽ làm tăng cả nguy cơ ngưng thở khi ngủ và nguy cơ bị tiểu đường. Nghiên cứu mới đây nhất gợi ý rằng nguyên nhân của tình trạng ngưng thở khi ngủ ở người bệnh tiểu đường có liên quan đến tình trạng kháng insulin. Ví dụ những người gầy nhưng bị kháng insulin cũng sẽ dễ mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ hơn. Chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề nghiêm trọng khác, bao gồm tăng huyết áp. Điều trị đúng cách (đeo mặt nạ khi ngủ giúp đường thở của bạn luôn mở), sẽ giúp giải quyết được vấn đề.
Tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ và bệnh tiểu đường cũng là mối liên quan 2 chiều. Gan nhiễm mỡ có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường và những người bị tiểu đường cũng thường sẽ bị lắng đọng mỡ tại gan hơn. 80% số người bị tiểu đường cũng bị gan nhiễm mỡ, nguyên nhân là vì tích tụ mỡ tại gan sẽ làm bạn khó kiểm soát lượng đường máu hơn.
Gan nhiễm mỡ cũng thường không có triệu chứng nhưng sẽ gây viêm và sẹo và do đó, gan cũng sẽ không hoạt động tốt nữa. Giảm cân (giảm khoảng 5% trọng lượng cơ thể) và giảm lượng carbohydrate nạp vào có thể làm giảm đáng kể tình trạng gan nhiễm mỡ.
Các vấn đề về chân rất phổ biến ở người bệnh tiểu đường, nhưng chỉ bằng việc thay đổi các thói quen hàng ngày, bạn hoàn toàn có thể dự phòng được tình trạng này. Tổn thương dây thần kinh ở chân có thể khiến bạn mất đi các cảm giác ở chân, khiến bạn không thể cảm nhận được đau, nóng, hoặc lạnh. Vì bạn không thể cảm nhận được những dấu hiệu cảnh báo này, nên chân của bạn sẽ dễ bị tổn thương hơn. Ngoài ra, tăng glucose máu có thể ảnh hưởng đến các mạch máu và do đó, có thể khiến tình trạng nhiễm trùng lâu lành hơn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng tiến triển có thể sẽ làm hoại tử mô da và sẽ phải cắt bỏ chân.
Chỉ cần kiểm tra chân của bạn hàng ngày có thể giúp dự phòng các vấn đề ở chân không xảy ra. Nghiên cứu cho thấy, người bệnh thường xuyên kiểm tra chân, rửa chân sạch sẽ và dùng kem dưỡng ẩm mùa đông có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đi khoảng 50%.
Các vấn đề về bệnh tim mạch
Nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch sẽ cao hơn 2-3 lần ở những người bệnh tiểu đường. Các mạch máu vốn đã bị tổn thương do bệnh tiểu đường, sẽ dễ bị rách và vỡ do các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, ví dụ như hút thuốc lá, tăng mỡ máu và tăng huyết áp. Người bệnh tiểu đường cũng có thể sẽ bị viêm ở mức độ thấp tại lớp thành mạch, và do đó, có thể dẫn đến cứng mạch – là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
Thay đổi lối sống có thể giúp bạn dự phòng được cả bệnh tiểu đường và tim mạch:cai thuốc lá, giảm cân (nếu cần) duy trì huyết áp, mỡ máu ở mức khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể thao và kiểm tra đường huyết.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Gluten và tiểu đường typ 1
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.