Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 loại kiểm tra sức khỏe mà người bệnh tiểu đường nên làm

Khi bạn bị tiểu đường, chắc hẳn bạn đã biết rằng, việc giữ đường huyết ở mức an toàn là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc thường xuyên tiến hành thêm một số bài kiểm tra khác có thể sẽ giúp bạn chống lại được một số hậu quả nghiêm trọng liên quan tới bệnh tiểu đường.

Tiểu đường không chỉ là các vấn đề về đường huyết. Có rất nhiều yếu tố khác, góp phần làm cho những người bệnh tiểu đường sống khỏe mạnh. Những yếu tố này bao gồm biết được nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác của bạn, ví dụ như bệnh tim mạch, mù lòa, bệnh thận và bệnh về nướu. Rất nhiều bệnh trong số này không biểu hiện triệu chứng, do vậy, kiểm tra và xét nghiệm sàng lọc là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh và tiến hành các can thiệp kịp thời.

Dưới đây là 6 xét nghiệm kiểm tra bạn nên đi khám định kỳ nếu như bạn bị bệnh tiểu đường.

Kiểm tra mắt

Tiểu đường có thể gây ra các vấn đề về mắt, và nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể sẽ dẫn đến mù lòa. Bệnh về mắt phổ biến nhất liên quan tới tiểu đường là bệnh võng mạc do tiểu đường. Theo Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ, bệnh võng mạc do tiểu đường có nguyên nhân là do những thay đổi về mạch máu ở võng mạc. Bạn nên đi khám mắt định kỳ mỗi năm một lần và bác sỹ mắt sẽ kiểm tra võng mạc của bạn. Thông qua bài kiểm tra này, bác sỹ có thể sẽ phát hiện được bất cứ tổn thương hoặc tình trạng chảy máu nào xảy ra với mắt.

Không có triệu chứng sớm của bệnh lý võng mạc do tiểu đường, do vậy, việc khám sàng lọc và dự phòng có thể giúp bảo tồn được thị lực của bạn. Kiểm tra mắt định kỳ hàng năm cũng có thể giúp phát hiện các bệnh lý khác về mắt liên quan đến tiểu đường, bao gồm phù điểm vàng (sự tích tụ dịch ở điểm vàng – một điểm nhỏ tại võng mạc), đục thủy tinh thể, và tăng nhãn áp (một bệnh có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh chính của mắt).

Kiểm tra chân

Có hơn 65.000 cặp chân bị cắt đi mỗi năm do các biến chứng của bệnh tiểu đường, theo thống kê của Hiệp hội chuyên khoa về chân tại Mỹ (APMA). Thường xuyên đến bác sỹ để kiểm tra chân hàng năm, tự chăm sóc chân và theo dõi các vấn đề bất thường xuất hiện ở chân là cách tốt nhất để giữ chân bạn luôn khỏe mạnh.

Trên thực tế, có một chuyên gia chuyên điều trị các vấn đề về chân có thể làm giảm nguy cơ bị cắt cụt chi của bạn đi khoảng 85%. Trong các bài kiểm tra về chân, bác sỹ chuyên khoa sẽ kiểm tra các dấu hiệu mất cảm giác ở chân, bởi đây là dấu hiệu cho thấy chân bạn đã bị tổn thương về dây thần kinh.

Trong chu trình chăm sóc chân hàng ngày của mình, bạn nên biết rằng, các vết sưng, hở ở chân là dấu hiệu phổ biến nhất của các vấn đề về chân do tiểu đường. Nếu da vùng kẽ chân của bạn bị nứt nẻ, thì vết nứt đó có thể sẽ rất nhanh chóng biến thành một vết thương hở và sẽ thành một vết loét lớn. Nhận ra bất cứ dấu hiệu cảnh báo sớm nào, bao gồm thay đổi da vùng chân, sưng, loét và tê bì ở chân và đến gặp bác sỹ chuyên khoa là một điều vô cùng quan trọng.

Sàng lọc các bệnh về tim mạch

Người trưởng thành bị tiểu đường có nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch cao hơn so với người bình thường từ 2-4 lần, theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Tăng huyết áp, tăng cholesterol và béo phì là 3 trong số rất nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch có liên quan với bệnh tiểu đường.

Khi khám sàng lọc các bệnh về tim mạch, bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra huyết áp. Bạn nên được kiểm tra huyết áp 3-6 tháng/lần và kiểm tra lượng cholesterol máu ít nhất 1 năm/lần. Dùng thuốc và các thay đổi về lối sống có thể sẽ được khuyến cáo cụ thể cho bạn dựa vào kết quả khám.

Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào của bệnh tim mạch, ví dụ như đau thắt ngực hoặc khó thở, thì bạn có thể sẽ cần phải tiến hành thêm một số bài kiểm tra, xét nghiệm khác.

Kiểm tra bệnh động mạch ngoại biên

Trong số những người trên 50 tuổi bị tiểu đường, thì cứ 3 người sẽ có 1 người mắc bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh động mạch ngoại biên là tình trạng xảy ra khi các mạch máu ở chân bị hẹp hoặc tắc nghẽn bởi các mảng mỡ lắng đọng. Hậu quả là, lưu lượng máu chảy tới cẳng chân và bàn chân của bạn giảm đi, theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ.

Chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay (ABI) là chỉ số so sánh huyết áp ở mắt cá chân với chỉ số huyết áp đo tại cánh tay, sẽ được sử dụng để chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên. Đo chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay là kiểm tra được khuyến nghị cho tất cả những người bị bệnh tiểu đường và trên 50 tuổi. Những người trẻ hơn cũng có thể tiến hành kiểm tra này, nếu  họ có các triêụ chứng hoặc có các yếu tố nguy cơ khác.

Xét nghiệm chức năng thận

Thận có chức năng đào thải các sản phẩm thừa ra khỏi máu, nhưng việc tăng đường huyết có thể sẽ khiến thận phải làm việc quá sức. Theo nhiều năm, chức năng lọc của thận sẽ bị suy yếu và dẫn đến việc rò rỉ protein trong nước tiểu. Người bệnh tiểu đường nên tiến hành xét nghiệm nước tiểu hàng năm, để kiểm tra xem tỷ lệ albumin/albumin-creatinine trong nước tiểu có tăng cao hay không. Nếu tỷ lệ này tăng cao, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải các bệnh thận liên quan đến tiểu đường. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể bảo tồn được chức năng thận của bạn.

Làm sạch răng

Bệnh tiểu đường không kiểm soát được hoặc kiểm soát kém có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu, mất răng, khô miệng và tưa miệng. Thường xuyên kiểm tra răng miệng, tối thiểu 6 tháng/lần hoặc thường xuyên hơn nếu bạn mắc các bệnh về nướu là rất quan trọng với người bệnh tiểu đường. Việc này sẽ giúp người bệnh tiểu đường cải thiện được tình trạng sức khỏe nói chung của họ. Khi tình trạng viêm lợi xảy ra, người bệnh tiểu đường có thể sẽ mắc thêm các vấn đề về sức khỏe tim mạch khác và các vấn đề khác liên quan đến tiểu đường.

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm