Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiểu đường typ 2 và tăng huyết áp

Huyết áp cao, hay là tăng huyết áp, là tình trạng thường xuyên ảnh hưởng đến người bị tiểu đường typ 2. Người ta vẫn chưa biết tại sao lại có mối tương quan mạnh mẽ giữa hai bệnh này, nhưng họ thừa nhận rằng béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối, và ít hoạt động sẽ dẫn đến làm nặng hơn cả hai tình trạng bệnh này.

Tiểu đường typ 2 và tăng huyết áp

Tăng huyết áp được xem như là “sát thủ thầm lặng” bởi vì không có triệu chứng cơ năng rõ ràng nào và rất nhiều người không nhận thức được họ đang mắc. Một nghiên cứu năm 2013 của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) cho thấy rằng gần một nửa số bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc tiểu đường typ 2 báo cáo lại rằng họ phải thảo luận vấn đề sức khỏe nội khoa, gồm cả huyết áp, với bác sĩ.

Nếu bạn tăng huyết áp, điều đó có nghĩa là máu đang được bơm qua tim và mạch máu với lực rất lớn. Qua thời gian, huyết áp cao kéo dài sẽ làm mỏi cơ tim và có  thể làm cơ tim phì đại. Năm 2008, 67% số người trưởng thành ở độ tuổi 20 hoặc lớn hơn mắc tiểu đường tự báo cáo lại rằng họ có huyết áp lớn hơn 140/90.

Ở người khỏe mạnh, huyết áp 140/90 được xem là bình thường, nhưng đối với người mắc tiểu đường typ 2, các bác sĩ khuyến cáo giữ huyết áp thấp hơn, dưới 135/80.

Điều này có nghĩa là gì? Con số đầu tiên (135) được gọi là huyết áp tâm thu; nó là áp lực mà máu được đẩy qua tim. Con số thứ hai (80) gọi là huyết áp tâm trương, là áp lực được duy trì bởi các động mạch giữa các lần tim đập. Người khỏe mạnh nên được kiểm tra huyết áp vài lần mỗi năm, nhưng người tiểu đường cần được kiểm tra cẩn thận hơn. Ngoài việc kiểm tra huyết áp ít nhất 4 lần mỗi năm, ADA khuyến cáo tự theo dõi tại nhà, ghi lại các trị số, và cho bác sĩ xem.

Các nguy cơ của tăng huyết áp với tiểu đường.

Theo ADA, sự kết hợp tăng huyết áp và tiểu đường typ 2 là đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng và cố thể làm tăng rất mạnh nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Mắc tiểu đường typ 2 và tăng huyết áp cũng làm tăng khả năng phát triển các bệnh khác liên quan đến tiểu đường, ví dụ như bệnh lý thận, và bệnh võng mạc (mạch máu mắt), có thể gây ra mù. Có rất nhiều bằng chứng quan trọng cho thấy rằng tăng huyết áp mạn tính có thể đẩy nhanh tốc độ các vấn đề về nhận thức liên quan đến tuổi, ví dụ như Alzheimer và/ hoặc mất trí. Đó là bởi vì các mạch máu nuôi não có thể bị tắc nghẽn bởi các mảng chất béo giống như là tim. Năm 2009 một bài báo ở Clinics in Geriatric Medicine, bác sĩ Thomas Obisesan viết rằng “[…] tăng huyết áp được xem như là nguy cơ lớn nhất với đột quỵ, và quan trọng hơn, bệnh Alzheimer.”

Tiểu đường không kiểm soát được không phải là  yếu tố duy nhất làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp. Hãy nhớ rằng, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ tăng theo hàm mũ nếu bạn có nhiều hơn một trong các nguy cơ sau:

  • Tiền sử gia đình có bệnh lý về tim
  • Stress
  • Chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối
  • Lối sống ít vận động
  • Tuổi cao
  • Béo phì
  • Hút thuốc
  • Bổ sung quá ít Kali hoặc vitamin D
  • Uống quá nhiều rượu
  • Các bệnh mạn tính như bệnh thận, tiểu đường, và/ hoặc ngừng thở khi ngủ.

Dự phòng tăng huyết áp với người tiểu đường.

Những thay đổi nhỏ trong lối sống có thể làm giảm huyết áp của bạn. Phần lớn là chế độ ăn, nhưng tập thể dục hàng ngày cũng được khuyến cáo. Hầu hết các bác sĩ khuyên rằng đi bộ nhanh khoảng 30-40 phút mỗi ngày, nhưng bất kì bài tập aerobic nào cũng có thể làm trái tim bạn khỏe mạnh hơn. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo ít nhất “150 phút mỗi tuần bài tập trung bình- mạnh và/ hoặc 90 phút mỗi tuần bài tập tim- hô hấp tích cực”. Ngoài làm giảm huyết áp, các bài tập thể lực có thể làm cơ tim khỏe và làm giảm độ cứng của động mạch, là tình trạng xảy ra khi tuổi tăng lên nhưng thường nặng hơn khi có tiểu đường typ 2.

Hãy hỏi trực tiếp bác sĩ để thực hiện kế hoạch tập thể dục, đặc biệt nếu trước đây bạn không tập, hay đang cố găng tập thứ gì đó mạnh hơn, hoặc nếu bạn đang có vấn đề về mục tiêu tập luyện. Bắt đầu với 5 phút đi bộ nhanh mỗi ngày và tăng lên theo thời gian. Leo cầu thang bộ thay cho thang máy, hoặc đỗ xe ô tô xa hơn lối vào cửa hàng.

Bạn có thể quen thuộc với nhu cầu cải thiện thói quen ăn uống, như là bỏ đường khỏi thực đơn, nhưng ăn để có trái tim khỏe cũng có nghĩa là cắt giảm muối, cắt giảm thịt nhiều mỡ, và các sản phẩm từ sửa. Hãy cố thử những lời khuyên dưới đây để cải thiện chế độ ăn chuẩn:

  • Hãy ăn nhiều loại rau vào mỗi bữa ăn.
  • Chuyển sang các sản phẩm từ sữa ít béo.
  • Hãy chắc chắn rằng các thức ăn được chế biến sẵn chứa ít hơn 400mg muối
  • Tránh muối ăn.
  • Chọn thịt nạc và cá, hoặc thịt thay thế. 
  • Nấu ăn sử dụng các phương pháp ít béo như là nướng vỉ hoặc nướng bằng lò (tránh chiên thức ăn)
  • Ăn nhiều hoa quả.
  • Ăn nhiều thức ăn nguyên (chưa qua chế biến)
  • Chuyển sang ăn mì ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, và gạo nâu.
  • Ăn các bữa nhỏ hơn.
  • Đừng bỏ bữa sáng.
     
Điều trị tăng huyết áp với tiểu đường.

Trong khi một số người có thể cải thiện tình trạng tiểu đường typ 2tăng huyết áp bằng việc thay đổi lối sống, hầu hết bệnh nhân cần phải dùng thuốc. Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe chung, một số người cần nhiều hơn một thuốc để làm giảm nguy cơ. Thuốc điều trị huyết áp cao được chia làm 5 nhóm khác nhau: Ức chế enzym chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin, chẹn beta, chẹn kênh canxi, và lợi tiểu. Một vài thuốc có tác dụng phụ, vì vậy hãy theo dõi cảm nhận của bạn và hãy chắc chắn rằng nói với bác sĩ bất kì các thuốc khác mà bạn đang uống.

Thông tin thêm trong bài viết: Bệnh tuyến giáp và nguy cơ đái tháo đường typ 2

Cảnh Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline)
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm