Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh chạy thận nhân tạo

Dinh dưỡng cho người chạy thận nhân tạo có vai trò rất quan trọng tới sức khỏe của bạn. Một số thực phẩm giúp đào thải chất độc tốt hơn, trong khi một số loại lại gây tích tụ nhiều chất thải hơn giữa các lần lọc máu của bạ, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc lọc thận.

 Một số điểm cần chú ý về dinh dưỡng với người bệnh:

  • Theo dõi lượng nước tiêu thụ vừa đủ, ăn ít muối hoặc ăn nhạt

  • Tính toán lượng chất điện giải, K, Na, Ca, P

  • Lượng calo và protein phù hợp.

1. Về chất lỏng, nước

Full Liquid Diet: Benefits and How It Works

Bạn sẽ cần phải lên kế hoạch cẩn thận cho các bữa ăn của mình và theo dõi lượng chất lỏng bạn ăn và uống vào. Thực phẩm lỏng ở nhiệt độ phòng, chẳng hạn như súp, chứa nước. Hạn chế  hoặc tránh các loại thực phẩm và đồ uống có nhiều: kali, phốt pho, natri, ví dụ, nước ép rau và đồ uống thể thao.

Thừa nước dẫn đến các dấu hiệu: phù nề, tăng cân sau chạy thận, thay đổi huyết áp, mệt mỏi, chuột rút, chóng mặt, đau bụng.

Một trong những cách để hạn chế lượng chất lỏng đó là ăn nhạt, thực phẩm ít muối.

2. Về các chất điện giải

Tiêu thụ rau quả như thế nào?

Orange Vegetable Images | Free Vectors, Stock Photos & PSD

Hầu hết các loại trái cây và rau quả đều chứa nước và các chất điện giải, vitamin và khoáng, chẳng hạn như dưa, nho, táo, cam, cà chua, rau diếp và cần tây. Khi xem bạn tiêu thụ bao nhiêu chất lỏng trong một ngày, hãy nhớ đếm những thực phẩm này.

Thận khỏe mạnh giữ lượng kali thích hợp trong máu để tim đập nhịp độ ổn định. Nồng độ kali có thể tăng lên giữa các lần chạy thận nhân tạo và ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn. Ăn quá nhiều kali có thể gây nguy hiểm cho tim và thậm chí là tử vong.

Để kiểm soát mức độ kali, hãy hạn chế thực phẩm giàu kali như bơ, chuối, kiwi và trái cây khô. Chọn trái cây và rau có ít kali hơn. Ăn một phần rất nhỏ thức ăn có hàm lượng kali, chẳng hạn như một hoặc hai quả cà chua bi trong món salad hoặc một ít nho khô trong bột yến mạch của bạn.

Bạn có thể loại bỏ một phần kali khỏi khoai tây bằng cách thái hạt lựu hoặc cắt nhỏ, sau đó bằng ngân nước hoặc luộc nhiều nước.

­­­­­­­­­­­Tránh thực phẩm nhiều muối

Thừa muối gây giữ nước, bạn cần ăn giảm muối với tối đa 3g mỗi ngày, giảm phốt pho, tăng canxi. Nói chung là ăn nhạt, không nên thêm muối vào các món ăn và khi chế biến.

Tránh ăn hoặc uống thực phẩm chứa muối như dưa muối, cà muối, thịt cá muối..., thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, thịt hun khói, thịt hộp, xúc xích...

Hạn chế thực phẩm giàu phốt pho như tạng động vật, chocolate, ca cao... Đặc biệt, hạn chế thức ăn chứa nhiều kali như cam, chuối, quả bơ, hạt họ đậu, dâu, nho khô và tăng thực phẩm giàu can xi như sữa, cá con, cua....

Các loại thực phẩm đóng hộp, đóng gói, đông lạnh và thức ăn nhanh thường chứa nhiều muối để tăng vị giác. Natri cũng được tìm thấy trong nhiều loại gia vị và thịt. Quá nhiều natri khiến cơ thể khát và uống nhiều nước hơn.

3. Nguồn Protein (từ thịt, cá, trứng, sữa…)

7 high protein food products

Người chạy thận nhân tạo bị mất protein qua màng lọc, nhưng ăn thừa protein cũng không tốt. Bạn cần ăn ăn protein chất lượng cao, vì chúng được cơ thể sử dụng dễ dàng hơn và tạo ra ít chất thải hơn để loại bỏ trong quá trình lọc máu. Protein chất lượng cao đến từ thịt, gia cầm, cá và trứng. Tránh các loại thịt chế biến sẵn như: xúc xích và ớt đóng hộp, những loại thịt này có lượng natri và phospho cao.

Cố gắng chọn các loại thịt nạc hoặc ít mỡ, ít phospho, chẳng hạn như thịt gà, cá hoặc thịt bò nướng. Nếu bạn là người ăn chay, hãy tìm hiểu kỹ về những cách khác để nạp protein từ nguồn thực vật.

Sữa ít béo là nguồn cung cấp protein tốt. Tuy nhiên, sữa có nhiều phốt pho và kali. Sữa cũng bổ sung vào lượng chất lỏng của bạn. Vì thế nên người bệnh cần nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng để xem liệu sữa có phù hợp với kế hoạch thực phẩm hay không.

Lượng đạm giảm phụ thuộc vào số lần lọc máu mỗi tuần, do bị mất qua màng lọc. Bệnh nhân chạy thận một lần một tuần, lượng đạm cần 1g (=5g thịt bò nạc)/kg cân nặng một ngày. Chạy thận 2 lần mỗi tuần, lượng đạm hàng ngày nên ăn là 1,2 g/kg cân nặng. Bệnh nhân chạy thận 3 lần một tuần cần 1,4 g đạm trên một kg cân nặng.

Ngoài ra, bệnh nhân cần phải ăn đủ năng lượng. Vì giảm đạm nên cần tăng cường nhóm tinh bột, đường và chất béo để tránh suy dinh dưỡng.

4. Lượng Calo tiêu thụ từ bữa ăn

Tất cả các loại thực phẩm đều chứa calo. Thiếu calo gây suy dinh dưỡng, mệt mỏi. Nhu cầu calo của mỗi người là khác nhau. Bạn có thể cần phải cắt giảm lượng calo nếu bạn đang thừa cân hoặc bạn có thể phải bổ sung calo vào chế độ ăn uống của mình nếu bạn đang bị giảm cân.

Nhiều người chạy thận nhân tạo không có cảm giác ngon miệng và không nạp đủ calo. Nếu bạn cảm thấy không muốn ăn, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm cách bổ sung calo lành mạnh vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Nên dùng dầu thực vật như: dầu ô liu, dầu hạt cải và dầu đậu tương... đều cung cấp thêm calo tốt.

Nên ăn ngũ cốc có hàm lượng đạm thấp như cơm, khoai củ (khoai sọ, khoai lang, sắn...). Ăn dưới 200g gạo, mì mỗi ngày, rau củ như bầu, bí, mướp, dưa chuột, cải trắng, cải cúc, cải bắp, su su.

Kẹo cứng, đường, mật ong, mứt, thạch cung cấp calo và năng lượng mà không có chất béo hoặc bổ sung những thứ khác cho cơ thể. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy lưu ý về việc sử dụng đồ ngọt trong chế độ ăn.

Tránh thức ăn mặn như khoai tây chiên và bánh quy.

5. Thực phẩm bổ sung vitamin và chất khoáng

555,341 Food Minerals Stock Photos, Pictures & Royalty-Free Images - iStock

Chạy thận nhân tạo cũng gây mất một số vitamin và chất khoáng qua màng lọc. Bạn có thể không nhận đủ vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống của mình vì bạn phải kiêng khem nhiều loại thực phẩm, dẫn đến một số bệnh rối loạn về chuyển hóa.

Bác sĩ điều trị có thể kê đơn thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất, một số loại thực phẩm thay thế bữa ăn, được thiết kế đặc biệt cho những người bị suy thận căn cứ vào tình trạng sức khỏe và xét nghiệm.

Không nên tự mua thuốc bổ, vitamin và chất khoáng, để uống, vì trong các thực phẩm bổ sung này cũng có những loại chất khoáng kiêng kỵ với bệnh của bạn.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bạn biết gì về chạy thận nhân tạo?

PGS. TS. BS Nguyễn Xuân Ninh - Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm