Theo BSCKII. Lê Quang Hải - Trưởng khoa Thận niệu Lọc máu, BVĐK Nông nghiệp (Hà Nội), hiện nay bệnh viện có khoảng 200 bệnh nhân chạy thận nhân tạo theo chu kỳ. Khoa Thận nhân tạo của bệnh viện vẫn đang hoạt động để thực hiện điều trị, chăm sóc cho những bệnh nhân này.
Để đảm bảo thực hiện tốt cả công tác điều trị, chăm sóc cho người bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, các y bác sĩ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến bệnh nhân chạy thận nhân tạo, những người có yếu tố nguy cơ cao. Khoa đã thực hiện một số giải pháp để giúp phòng chống dịch COVID-19, cụ thể các bước như sau:
Các bác sĩ, điều dưỡng có mặt từ 6h30 để khám và sàng lọc bệnh nhân. Điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhân đeo khẩu trang, rửa tay, kiểm tra thân nhiệt thêm tại cửa phòng lọc máu, 1 điều dưỡng hướng dẫn người bệnh nằm tại giường và được bác sĩ khám tại giường, tránh tình trạng bệnh nhân ùn tắc không giữ được khoảng cách tối thiểu 2m.
Yêu cầu người nhà bệnh nhân ra khu chờ, ngồi cách xa khoảng cách tối thiểu 2m, không tụ tập một nơi. Các điều dưỡng làm thao tác chuyên môn cùng bác sĩ, liên tục nhắc nhở bệnh nhân và người nhà giữ trật tự và không ngồi đối diện thẳng để nói chuyện.
Từ 10h – 12h30 và 15h – 16h30: Hai điều dưỡng tiếp tục hỗ trợ nhắc nhở bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và kiểm tra thân nhiệt.
Ngoài giờ cao điểm giao ca, các điều dưỡng luôn chăm sóc bệnh nhân tận tình, thăm hỏi tình trạng sức khỏe bệnh nhân và gia đình, dịch tễ khu vực.
Giữa buổi lọc các ca: Các điều dưỡng kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp bệnh nhân đang lọc máu.
Tay nắm cửa kính các phòng ngày lau hai lần bằng dung dịch sát khuẩn vào 08h và 15h các ngày.
Bệnh nhân hàng ngày đều được viết khai báo dịch tễ bản thân và khu vực xung quanh nơi ở đầy đủ, trung thực theo bảng do khoa soạn một cách đầy đủ.
Tất cả các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đều được các bác sĩ, điều dưỡng khoa Thận liệu lọc máu tư vấn kỹ các cách phòng chống dịch COVID-19 ở viện cũng như khi về nhà. Bệnh nhân cần đảm bảo sức khỏe đặc biệt tư vấn cho bệnh nhân tự cách ly tại nhà khi không cần ra khỏi nhà là biện pháp an toàn nhất cho bệnh nhân. Khi đến khoa bệnh nhân cũng nên giữ sức khỏe cho chính người xung quanh nhằm đảm bảo mình không lây sang người bên cạnh nếu có nguy cơ dương tính.
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Nhằm triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19, BVĐK Nông nghiệp đã triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo công tác chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh cũng như phòng chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả. Chẳng hạn: Tổ chức họp, giao ban trực tuyến, bình bệnh án trực tuyến, tạm thời không hoạt động một số khoa không cần và cấp thiết như khoa Phục hồi chức năng, khoa Y học cổ truyền…..
Ngoài ra, để hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân trong thời điểm cách ly xã hội, bệnh viện đã tăng cường công tác tư vấn sức khỏe trực tuyến, trong đó các đường dây nóng, ứng dụng bác sĩ 24h, mạng xã hội… đã được bệnh viện phản hồi nhanh chóng và có những tư vấn hợp lý. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới hệ thống y học gia đình để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết thực nhất tới từng người bệnh.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: COVID-19: Cập nhật mới nhất ngày 11/4/2020
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.