Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type-1
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trường Y Đại học Case Western Reserve và MetroHealth đã tìm thấy mối liên quan giữa nhóm đối tượng trẻ nhỏ nhiễm COVID-19 và khả năng gia tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type-1. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open.
Nghiên cứu đánh giá trên khoảng 1.1 triệu trẻ em và thanh thiếu niên đã nhiễm COVID-19 trong khoảng thời gian từ 2020 năm 2021. Sau khi loại bỏ các đối tượng không đủ tiêu chuẩn, 571.256 đối tượng được đưa vào phân tích. Nhóm đối tượng nghiên cứu cũng được chia thành hai nhóm, với một nửa là những trẻ dưới 9 tuổi và một nửa là nhóm đối tượng từ 10 đến 18 tuổi.
Theo kết quả nghiên cứu, các phát hiện đã chỉ ra rằng trong vòng sáu tháng sau khi nhiễm COVID-19, 123 đối tượng (0,043%) đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường type-1 – nếu so với chỉ 72 đối tượng (0,025%) mắc một bệnh phổi khác. Các phát hiện cho thấy sự gia tăng 72% các chẩn đoán mới về đái tháo đường type-1 ở nhóm đối tượng mắc COVID-19 trong độ tuổi từ 18 tuổi trở xuống — mặc dù nghiên cứu nhấn mạnh rằng không rõ liệu COVID-19 có gây ra đái tháo đường type-1 khởi phát mới hay không.
Ngoài phát hiện về khả năng phát triển đái tháo đường type-1, một số nghiên cứu trước đây liên quan đến COVID-19 cũng phát hiện ra rằng yếu tố nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng 50–80% ở những người lớn tuổi mắc COVID, trong khi những người mắc chứng mất trí nhớ có nguy cơ mắc COVID cao gấp đôi.
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hệ hô hấp mà còn là những vấn đề sức khỏe lâu dài sau này, đối với toàn bộ cơ thể. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực sau khi mắc COVID-19, và đặc biệt là những ảnh hưởng ở nhóm đối tượng trẻ nhỏ vì điều này có thể gây ra những hậu quả cho sự phát triển và chất lượng của sống của trẻ trong toàn bộ cuộc đời.
Từ kết quả nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cho rằng cha mẹ có con trẻ nếu có nguy cơ mắc đái tháo đường type-1 cao hơn nên đặc biệt cảnh giác khi trẻ nhiễm COVID-19. Tất nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định xem trẻ phát triển đái tháo đường type-1 sau khi nhiễm COVID-19 có biểu hiện tiến triển khác với những đối tượng chưa bị nhiễm COVID-19 hay không.
Bệnh đái tháo đường type-1 là một bệnh tự miễn hiếm gặp, không xác định được nguyên nhân cụ thể. Khi mắc đái tháo đường type-1, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào trong tuyến tụy có chức năng sản xuất insulin – hormone điều hòa đường huyết. Hiện nay, bệnh chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, và người bệnh phải sống chung và có các can thiệp y tế suốt đời.
Tham khảo thêm thông tin tại: Đái tháo đường typ 1: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.