Cũng giống như tim, khớp và các bộ phận khác của cơ thể bị già đi theo thời gian, phổi cũng giảm chức năng khi tuổi cao. Nhưng bằng cách áp dụng một số thói quen lành mạnh nhất định, bạn có thể duy trì sức khỏe của phổi tốt hơn và giữ cho chúng hoạt động tối ưu ngay cả khi tuổi già. Đặc biệt trong giai đoạn đại dịch này, việc chăm sóc sức khỏe cho phổi càng quan trọng hơn vì phổi là nơi COVID-19 tác động sớm và bị tàn phá mạnh nhất.
Dưới đây là những thắc mắc thường gặp của cha mẹ có trẻ trong độ tuổi từ 5-11 tuổi trước việc tiêm chủng vaccine COVID-19. Các giải đáp sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về việc tiêm chủng và đưa ra những quyết định phù hợp và tốt nhất cho trẻ.
Việc tiêm vaccine cho trẻ nhỏ đang là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh trong thời gian gần đây. Vaccine sử dụng cho lứa tuổi trẻ nhỏ không phải giống như người trưởng thành, và cần sự quản lý và cấp phép nghiêm ngặt.
Cục máu đông hay gặp ở các động mạch, hoặc tĩnh mạch trong tim, não, phổi, bụng, cánh tay và chân. Thông thường, cục máu đông được tạo ra giúp cầm máu khi cơ thể bị thương hoặc có những vết cắt. Hầu như cơ thể sẽ phá vỡ các cục máu đông sau khi vết thương của bạn đã lành lại. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, cơ thể không thể giải quyết được những cục máu đông này. Trong những lần tiếp theo, chúng sẽ hình thành bên trong mạch máu mà không rõ nguyên nhân. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim hoặc tắc tĩnh mạch.
Theo kết quả nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí Pain, đối với nhiều bệnh nhân, tổn thương thần kinh do COVID-19 vẫn tiếp diễn sau khi âm tính với virus SARS-CoV-2. Các dấu hiệu điển hình tổn thương thần kinh, bao gồm: Đau, ngứa râm ran và tê bì ở bàn tay, bàn chân có thể xuất hiện trong vài tuần hoặc vài tháng sau mắc COVID-19.
Các nghiên cứu đã ghi nhận rằng virus SARS-CoV-2 có liên quan đến những trường hợp mắc đái tháo đường mới, và virus SARS-CoV-2 gây ra tình trạng tăng đường huyết cấp tính
Hệ thống miễn dịch lưu giữ ký ức về mọi vi khuẩn, đã xâm nhập vào cơ thể và đã bị đánh bại, trong tế bào bạch cầu (lympho B và T). Điều này giúp cơ thể có thể nhận ra và tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng nếu vi khuẩn tái xâm nhập vào cơ thể những lần sau.
Theo các chuyên gia, bạn không nên vội vàng tập luyện lại ngay sau khi mắc COVID-19, điều này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Một nghiên cứu của Đại học McMaster cho biết, người lớn trên 50 tuổi bị COVID-19 có nguy cơ suy giảm khả năng vận động và chức năng thể chất xấu đi, ngay cả khi không phải nhập viện vì COVID.
Theo chuyên gia y tế, F0 sau khi khỏi COVID-19 sẽ có người mệt mỏi vì cũng giống như nhiễm các virus khác. ho sau âm tính có khi kéo dài vài ngày, có khi vài tuần, cũng có khi hàng tháng.
Theo nhận định của các chuyên gia, dịch COVID-19 chưa thể chấm dứt được trong năm 2022. Trong khi đó, bệnh sởi cũng đang vào mùa và có những dấu hiệu tương tự dễ gây nhầm lẫn, nhất là khi trẻ đồng mắc hai bệnh.
Về bản chất, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 hay mắc bệnh đều khiến cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh. Điều này đặt ra câu hỏi trong suy nghĩ của nhiều người: liệu kháng thể này tồn tại trong bao lâu? Nó có giúp chúng ta đề kháng lại trong các trường hợp mắc bệnh tiếp theo hay không? Và chúng ta có cần phải tiếp tục tiêm các mũi vaccine sau khi đã nhiễm bệnh hay không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời từ các chuyên gia y tế trong bài viết dưới đây.