Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

COVID-19 có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên kéo dài

Theo kết quả nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí Pain, đối với nhiều bệnh nhân, tổn thương thần kinh do COVID-19 vẫn tiếp diễn sau khi âm tính với virus SARS-CoV-2. Các dấu hiệu điển hình tổn thương thần kinh, bao gồm: Đau, ngứa râm ran và tê bì ở bàn tay, bàn chân có thể xuất hiện trong vài tuần hoặc vài tháng sau mắc COVID-19.

Tổn thương thần kinh ngoại biên liên quan tới COVID-19

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hơn 1.550 người được xét nghiệm sàng lọc tình trạng nhiễm COVID-19 tại cơ sở y tế của Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ) trong khoảng thời gian 10 tháng vào giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19. Kết quả cho thấy, những người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 (542 người) thì có nguy cơ bị đau, tê bì hoặc ngứa râm ran ở bàn tay và bàn chân (bệnh thần kinh ngoại biên) cao hơn khoảng 3 lần so với những người có kết quả xét nghiệm âm tính.

Đồng tác giả nghiên cứu, Phó giáo sư Simon Haroutounian, cho biết: "Chúng tôi nhận thấy gần 30% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 cũng báo cáo các vấn đề về bệnh lý thần kinh tại thời điểm họ có chẩn đoán mắc COVID-19".

Theo nhóm nghiên cứu, ở khoảng 6-7% số bệnh nhân mắc COVID-19, các triệu chứng vẫn tồn tại trong ít nhất 2 tuần và có thể kéo dài tới 3 tháng. Điều này cho thấy, virus SARS-CoV-2 có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến các dây thần kinh ngoại biên.

"Một số bệnh nhân có các triệu chứng đau thần kinh đã tìm đến điều trị tại Trung tâm giảm đau của Đại học Washington, nhưng hầu hết đều có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình" – Haroutounian cho biết thêm.

COVID-19 có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên.

Ý kiến của chuyên gia

Phó giáo sư Haroutounian cho biết: "Một số tình trạng nhiễm virus, như virus HIV và virus gây bệnh Zona, có liên quan đến bệnh lý thần kinh ngoại biên vì những virus này có thể gây tổn thương các dây thần kinh".

"Đối với trường hợp nhiễm HIV, chúng tôi đã không nhận thức được nguy cơ virus có thể gây ra bệnh lý thần kinh trong vòng vài năm kể từ khi đại dịch AIDS bắt đầu. Do đó, nhiều bệnh nhân đã bị bỏ sót chẩn đoán về bệnh lý thần kinh và đã không được điều trị kịp thời các cơn đau liên quan" – Haroutounian cho biết thêm.

"Điều này cũng có thể đúng đối với những bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh sau khi mắc COVID-19. Tuy nhiên, bất kể nguyên nhân là gì, các phương pháp điều trị bệnh lý thần kinh đều tương tự như nhau. Và chúng tôi vẫn có thể giúp được những bệnh nhân mắc COVID-19, mặc dù hiện tại chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng, thậm chí là một hội chứng được công nhận về bệnh lý thần kinh ngoại biên do mắc COVID-19" - Haroutounian nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, cần tiến hành nghiên cứu thêm để xác nhận những kết quả này vì nghiên cứu mới chỉ được thực hiện tại một trung tâm duy nhất, hơn nữa hoạt động thu thập dữ liệu trong nghiên cứu đã hoàn thành trước khi việc tiêm chủng trở nên phổ biến và trước khi xuất hiện các biến thể Delta, Omicron.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tổn thương dây thần kinh giác mạc, dấu hiệu của nhiễm 'COVID-19 dài ngày'.

BS. Tài Văn - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm