Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về thuốc điều trị COVID-19 Paxlovid

Paxlovid là thuốc mới nhất trong điều trị COVID-19 được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) vào tháng 12/2021. Thuốc có thể sử dụng cho bất kỳ đối tượng nào từ 12 tuổi trở lên nặng ít nhất từ 40kg trở lên. Gần đây, hãng dược phẩm Pfizer cũng đã bắt đầu tiến hành các thử nghiệm thuốc này Giai đoạn 2 và 3 trên trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 đến 17 tuổi.

Thuốc Paxlovid

Paxlovid là một loại thuốc kháng virus đường uống, có thể được sử dụng uống tại nhà với tác dụng giảm nhẹ tình trạng bệnh và hạn chế khả năng nhập viện của người mắc COVID-19. Thuốc được kê đơn bởi bác sỹ, và chỉ được phép sử dụng khi được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2.

Thuốc Paxlovid được phát triển bởi Pfizer và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ đội ngũ chuyên gia. Theo các kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được hỗ trợ bởi EUA, thuốc giúp làm giảm 89% nguy cơ nhập viện và tử vong do mắc COVID-19 – một con số đủ cao để Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) ưu tiên sử dụng hơn các phương pháp điều trị COVID-19 khác. Thuốc cũng có giá thành thấp hơn nhiều loại thuốc COVID-19 khác hiện đang được sử dụng trong cộng đồng và thậm chí còn được dự kiến là có khả năng chống lại Biến thể Omicron.

Theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại trường Đại học Y học Yale, đây là loại thuốc kháng virus đường uống hiệu quả đối với virus SARS-CoV-2. Thuốc cũng cho thấy lợi ích rõ ràng trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong ở những người có nguy cơ cao.

Về bản chất, thuốc Paxlovid (tên thương mại là Paxlovid) có thành phần tạo thành từ hai loại thuốc generic - nirmatrelvir và ritonavir. Hiện nay, Paxlovid không phải là thuốc duy nhất có sẵn để điều trị COVID-19. Vào tháng 12/2021, FDA cũng đã cấp EUA cho một loại thuốc khác do hãng dược phẩm Merck có tên gọi là Molnupiravir (hoặc Lagevrio). Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy Molnupiravir chỉ giảm khoảng 30% nguy cơ nhập viện và tử vong do COVID-19.

Thuốc Paxlovid hoạt động như thế nào?

Paxlovid là loại thuốc kháng virus bao gồm hai loại thuốc riêng biệt được đóng gói cùng nhau. Khi sử dụng với liều 03 viên, hai trong số những viên thuốc đó sẽ là nirmatrelvir – loại thuốc ức chế protein SARS-CoV-2 nhân lên. Loại còn lại là ritonavir – một loại thuốc từng được sử dụng để điều trị HIV/AIDS nhưng hiện được sử dụng để làm tăng mức độ hiệu quả kháng virus của thuốc.

Là một phương pháp điều trị COVID-19, ritonavir về cơ bản ngăn chặn và cô lập sự trao đổi chất của nirmatrelvir trong gan, giảm thiểu tình trạng đào thải khỏi cơ thể và giúp thuốc hoạt động lâu hơn, tăng cường giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Khi nào nên dùng Paxlovid?

Thuốc Paxlovid được dùng trong vòng năm ngày sau khi phát triển các triệu chứng của COVID-19.

Giống như tất cả các loại thuốc kháng virus khác, Paxlovid hoạt động tốt nhất là giai đoạn sớm trong quá trình mắc bệnh. Trong trường hợp này, 05 ngày đầu tiên kể từ khi khởi phát triệu chứng là thời điểm thích hợp để sử dụng thuốc.

Sử dụng Paxlovid như thế nào?

Thuốc được kê với liều gồm 03 viên, uống 02 lần/ngày trong 05 ngày trong một liệu trình đầy đủ gồm 30 viên.

Paxlovid có giống tamiflu không?

Về cơ bản, 2 loại thuốc này tương tự nhau. Tamiflu là một loại thuốc kháng virus trong điều trị cúm. Cả hai đều là thuốc kháng virus sử dụng theo đường uống chỉ được phép sử dụng khi được bác sỹ kê đơn.

Tamiflu được dùng 02 lần/ngày trong 05 ngày, và phải được bắt đầu sử dụng trong vòng 48 giờ sau khi khởi phát cúm. Khi người bệnh không đáp ứng đúng các yêu cầu của thuốc, Tamiflu không mang đến sự hiệu quả và cải thiện tình trạng cúm.

Tuy nhiên, 2 loại thuốc này cũng có sự khác biệt. Thuốc Paxlovid được nghiên cứu để có thể ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng dẫn đến nhập viện và tử vong, trong khi Tamiflu tập trung vào việc rút ngắn thời gian mắc cúm vì cúm gây ra mức độ nghiêm trọng ít hơn so với COVID-19.

Bất cứ ai cũng có thể uống Paxlovid?

FDA đã cho phép sử dụng Paxlovid cho những người từ 12 tuổi trở lên nặng với cân nặng ít nhất từ 40kg. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc thì bắt buộc phải được kê đơn bởi bác sỹ, phải được xác định dương tính với COVID-19 và là người có nguy cơ cao tiến triển các triệu chứng nặng. Điều đó có nghĩa là người bệnh phải có một số yếu tố nguy cơ hoặc tình trạng bệnh lý nền nhất định (bao gồm ung thư, tiểu đường, béo phì hoặc những trường hợp đặc biệt khác), hoặc là người lớn tuổi (hơn 81% trường hợp tử vong do COVID-19 xảy ra ở những người trên 65 tuổi). Một người càng có nhiều bệnh nền, nguy cơ phát triển tình trạng COVID-19 mức độ nghiêm trọng càng cao.

 

Paxlovid hoạt động hiệu quả như thế nào?

Hãng dược phẩm Pfizer đã trình bày dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng được thực hiện vào năm 2021 khi xin cấp giấy phép EUA. Dữ liệu cho thấy những người tham gia được dùng Paxlovid ít có khả năng phát triển tình trạng bệnh nặng và tử vong hơn 89% so với những người tham gia được đối chứng. Hơn nữa, khuyến cáo của thuốc là sử dụng trong vòng 5 ngày, trong khi các trường hợp tham gia thử nghiệm lâm sàng đều chỉ dùng thuốc trong vòng 3 ngày. Điều này cho thấy hiệu quả của thuốc là rất đáng mong đợi. Tất nhiên, những nghiên cứu về hiệu quả của thuốc vẫn sẽ được tiếp tục tiến hành vì nó được sử dụng để điều trị bệnh nhân trong thế giới thực chứ không chỉ trong nghiên cứu thử nghiệm.

Paxlovid có hiệu quả ở trẻ em?

Mới đây, hãng dược phẩm Pfizer đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng vào hồi tháng 3 để đánh giá sự an toàn và hiệu quả của thuốc Paxlovid ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 đến 17 tuổi. Các đối tượng tham gia thử nghiệm là những đối tượng có triệu chứng COVID-19 và được xác nhận dương tính với virus, bảo gồm cả những đối tượng không phải nhập viện cũng như không có nguy cơ mắc bệnh mức độ nghiêm trọng.

Trước đây, thuốc Paxlovid được phép sử dụng cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên, và nặng ít nhất 40kg. Tại thời điểm đó, nhóm tuổi dưới 12 tuổi không được đánh giá trong thử nghiệm lâm sàng ban đầu. Tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, nhiều trẻ em đạt cân nặng trên 40kg – mức cân nặng được coi là cân nặng của người lớn – nên FDA đã cho phép mở rộng EUA cho các loại thuốc như kháng thể đơn dòng và remdesivir ở các nhóm tuổi trẻ hơn. Dựa trên dược động học của các loại thuốc có trong thuốc Paxlovid, các nhà khoa học cho rằng sự khác biệt trong quá trình trao đổi chất và bài tiết - đặc biệt là chức năng gan và thận - của các loại thuốc này ở các nhóm tuổi này được cho là tương tự như ở người trưởng thành.

Thuốc Paxlovid có chống lại được biến thể Omicron không?

Các thử nghiệm lâm sàng của thuốc Paxlovid đã diễn ra trước thời điểm biến thể Omicron lan rộng và trở thành biến thể chủ đạo. Theo hãng dược phẩm Pfizer, thuốc vẫn đảm bảo tác dụng chống lại biến thể Omicron – biến thể có khả năng lây lan rất nhanh. Cho đến nay, đã có ít nhất 03 nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đưa ra kết luận ủng hộ quan điểm này – và 2 trong số những nghiên cứu đó được thực hiện bởi Pfizer, trong khi nghiên cứu thứ 3 được thực hiện bởi Pfizer hợp tác với Trường Y khoa Icahn tại bang Sinai, Ai Cập. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa được công bố trên các tạp chí y khoa mà đang trong giai đoạn đánh giá.

Tác dụng phụ của thuốc Paxlovid là gì?

Hầu hết các trường hợp sử dụng thuốc Paxlovid không gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng. Hiện tại, thuốc cho thấy khả năng dung nạp tốt, với các tác dụng phụ thường gặp ở mức độ nhẹ bao gồm:

  • Thay đổi hoặc suy giảm cảm giác vị giác
  • Tiêu chảy
  • Tăng huyết áp
  • Đau nhức cơ bắp

Vì thuốc được đào thải bởi thận, việc điều chỉnh liều có thể được xem xét trên bệnh nhân mắc bệnh thận nhẹ đến trung bình. Đối với những bệnh nhân bị bệnh thận nặng - hoặc đang chạy thận - hoặc những người bị bệnh gan nặng, thuốc Paxlovid không được khuyến cáo sử dụng vì mức độ của thuốc có thể trở nên quá cao và có thể gây ra các tác dụng phụ bất lợi. Trong các trường hợp này, thuốc Molnupiravir có thể là một lựa chọn khác để điều trị. Hiện tại, thuốc vẫn đang được nghiên cứu, nên có thể tất cả các tác dụng phụ vẫn chưa được biết đến hoàn toàn.

Có thể sử dụng thuốc Paxlovid khi đang sử dụng các loại thuốc khác không?

Thuốc Paxlovid có thể tương tác với nhiều loại thuốc, và bác sĩ sẽ cân nhắc có nên kê thuốc cho những trường hợp đặc biệt hay không vì những tương tác này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Danh sách các loại thuốc tương tác với thuốc Paxlovid bao gồm một số loại thuốc chống thải ghép nội tạng mà bệnh nhân cấy ghép tạng phải dùng, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim... Paxlovid cũng làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu hoặc chất làm loãng máu. Thuốc cũng tương tác với các loại thuốc giảm cholesterol.

Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, FDA khuyến cáo nên tham khảo ý kiến bác sỹ chi tiết để thống nhất sử dụng hay không. Những người trong độ tuổi mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả hoặc không nên hoạt động tình dục trong khi dùng thuốc.

Nếu không thể sử dụng thuốc Paxlovid, có thể sử dụng thuốc nào khác không?

Đối với những trường hợp không thể sử dụng Paxlovid vì lý do tương tác thuốc hay các lý do khác, các liệu pháp thay thế chẳng hạn như Molnupiravir, Sotrovimab và Remdesivir cũng có thể sử dụng thay thế. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau, trong đó phải kể đến sự có sẵn của nguồn dược phẩm tại từng khu vực.

Có nên tiêm chủng nếu đã có sẵn thuốc Paxlovid không?

Tiêm chủng vẫn là một phần vô cùng quan trọng trong phòng ngừa bệnh, ngay cả khi có nhiều loại thuốc hơn đi nữa. Xét theo hình kim tự tháp, tiêm chủng và các biện pháp nỗ lực giảm thiểu lây nhiễm là ưu tiên hàng đầu, trong khi sử dụng thuốc là những ưu tiên cuối cùng.

Một điều nên nhớ rằng thuốc Paxlovid dù có hiệu quả cao nhưng không phải là hoàn hảo. Các loại thuốc luôn đi sau trong việc chống lại tác nhân gây bệnh và ngay cả khi có hiệu quả tuyệt đối – virus vẫn luôn biến đổi và phát triển để tránh các loại thuốc tiêu diệt nó. Tuy nhiên đối với những trường hợp có nguy cơ cao, thuốc thực sự có thể làm giảm nguy cơ.

Tham khảo thêm thông tin tại: Giải đáp mọi thắc mắc của cha mẹ về tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi

 

Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Yalemedicine) -
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm