Sốt được coi là phản ứng thông thường trong thời gian nhiễm COVID -19, có thể xuất hiện ở giai đoạn hậu COVID-19 cùng nhiều bệnh thông thường khác. Cũng vì vậy nên nhiều phụ huynh có thói quen tự "chẩn đoán" bệnh và tiến hành điều trị bằng các phương thuốc truyền tai. Đã có rất nhiều trường hợp trẻ gặp nguy hiểm do hành động này của phụ huynh. Trên thực tế, sốt không chỉ là một triệu chứng thông thường mà nó là một trong những dấu hiệu đầu tiên và quan trọng cảnh báo trẻ đang mắc một số bệnh nguy hiểm.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP.HCM) khi trẻ bị sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc bệnh viêm đa hệ, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, rubella, nhiễm trùng huyết, viêm ruột thừa,..
Nguy cơ viêm đa hệ thống MIS-C
Trẻ từ khoảng 6-12 tuổi đặc biệt là trẻ 8-9 tuổi sau khi khỏi COVID-19 2-6 tuần có khả năng bị viêm đa hệ thống MIS-C (Multisystem Inflammatory Syndrome in Children) hậu COVID-19. Sốt, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, phát ban, mắt đỏ, xung huyết giác mạc,... là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi trẻ bị viêm đa hệ thống.
Tại Việt Nam, đã ghi nhận hơn 90 trường hợp trẻ bị viêm đa hệ thống, trong đó có rất nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nặng, nguy kịch do không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tình trạng viêm đa hệ thống ở trẻ có thể diễn ra rất nhanh dẫn tới các tình trạng như tổn thương các cơ quan như tim, mạch máu, suy đa cơ quan, có trường hợp cần có sự can thiếp của các thiết bị như trợ thở, trợ tim, chạy ECMO, lọc máu, trong trường hợp nặng trẻ có thể tử vong.
Sốt là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như viêm đa hệ thống, sốt xuất huyết,.. phụ huynh không nên chủ quan.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra những dấu hiệu chính xác cho thấy một trẻ có nguy cơ bị viêm đa hệ thống hậu COVID-19. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác công bố ngày 22/2 cho thấy chỉ có một tỷ lệ cực kỳ nhỏ 1 phần triệu trẻ em đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mắc phải di chứng hậu COVID MIS-C. Có thể thấy rằng trẻ được tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ nguy cơ bị viêm đa hệ thống thấp hơn so với những trẻ chưa được tiêm chủng và chưa tiêm chủng đầy đủ.
Nguy cơ mắc sốt xuất huyết
Giống như viêm đa hệ thống, sốt, phát ban,... cũng là những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên và dễ nhận thấy nhất ở trẻ bị sốt xuất huyết mà phụ huynh có thể nhận biết được.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Cl,kihủ tịch Hội truyền nhiễm TP. Hồ Chí Minh cũng cảnh báo rằng, "mùa mưa tới sớm kéo theo bệnh sốt xuất huyết tới sớm nên phụ huynh cần lưu ý, tránh lơ, bỏ sót dấu hiệu khiến bệnh trở nặng."
Khi trẻ bị sốt xuất huyết thường sẽ có những triệu chứng như sốt, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy,...Sốt xuất huyết nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì trẻ có thể gặp phải những biến chứng như sốc, hạ huyết áp, suy gan, suy thận,...vậy nên các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn thận, theo dõi trẻ để phát hiện bệnh sớm.
Nguy cơ mắc tay chân miệng
Tháng 3-5 là thời gian mà bệnh Tay chân miệng (TCM) ở trẻ em bùng phát nhiều nhất. Trẻ sẽ bị sốt kéo dài đi kèm với sốt là các dấu hiệu đặc trưng như nổi các bọng nước, buồn nôn, bỏ ăn, nôn ói,... TCM cũng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến khuyên rằng, "phụ huynh lưu ý khi thấy trẻ sốt cao liên tục > 38,5 độ C, nổi hồng ban da, đỏ mắt, đau bụng, tiêu chảy, ói, thay đổi ý thức, khó thở,… hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm định bệnh chính xác.
Trẻ sốt hậu COVID-19 là dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể gặp các bệnh nguy hiểm. Có thể sốt do viêm đa hệ thống, sốt xuất huyết hoặc tay chân miệng,... Ngay khi trẻ có các triệu bất thường phụ huynh nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám. Tuyệt đối không tự chẩn đoán và điều trị tại nhà khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Đặc biệt để tránh trẻ bị viêm đa hệ thống, phụ huynh nên cho trẻ tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng, nhanh khỏi nhưng vẫn còn nỗi lo hậu COVID.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy thiếu ham muốn tình dục có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm ở nam giới.
Mới đây, một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Metabolism đã chỉ ra chế độ ăn uống thiếu lành mạnh của thai phụ có liên quan tới việc gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn phát triển ở trẻ em.
Creatine là một chất bổ sung phổ biến được dùng để cải thiện khối lượng cơ, hiệu suất và phục hồi sau khi tập luyện. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy chất bổ sung creatine cũng có lợi cho người lớn tuổi và những người mắc một số vấn đề sức khỏe.
Thiếu calci có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe với hệ cơ xương, tim mạch. Nhận biết sớm dấu hiệu thiếu calci giúp bạn kịp thời bổ sung vi chất quan trọng qua chế độ ăn uống.
Thời gian trôi qua, làn da cũng dần lão hóa, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi xế chiều. Những dấu hiệu như nếp nhăn, vết chân chim, đồi mồi ngày càng rõ rệt, khiến nhiều người lo lắng.
Bệnh sởi là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, dễ lây lan từ người này sang người khác, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vậy ngoài việc tiêm vaccine phòng sởi thì vitamin A liệu có giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh?
Ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những yếu tố chính gây gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu.
Thanh long là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm mức cholesterol “xấu” và tốt cho người bệnh đái tháo đường.