Theo thống kê của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu ca nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm trùng này đã cướp đi sinh mạng của hơn 258.000 người Mỹ mỗi năm.
Triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết
Có ba giai đoạn nhiễm khuẩn huyết: nhiễm trùng, nhiễm trùng nặng và sốc nhiễm trùng. Giai đoạn nhiễm trùng xảy ra khi bạn đang hồi phục sau một thủ thuật trong bệnh viện nhưng không phải luôn luôn như vậy. Việc tìm đến sự chăm sóc y tế là rất cần thiết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây. Bạn càng được điều trị sớm, hiệu quả điều trị càng cao.
Giai đoạn nhiễm trùng: Triệu chứng của giai đoạn này bao gồm:
Bạn sẽ phải có 2 trong số các triệu chứng trên thì mới có thể được chẩn đoán là nhiễm khuẩn huyết.
Nhiễm trùng nặng xảy ra khi có một cơ quan bị suy. Bạn có thể có một hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau để chẩn đoán nhiễm trùng máu nặng:
Giai đoạn sốc nhiễm trùng: Triệu chứng của giai đoạn này bao gồm các triệu chứng của giai đoạn nhiễm trùng nặng đi kèm với việc tụt huyết áp xuống rất thấp.
Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn huyết
Mặc dù nhiễm khuẩn huyết là tình trạng có thể gây nguy hiểm tính mạng, nhưng tình trạng bệnh cũng có thể từ nhẹ đến nặng. Tỷ lệ hồi phục ở những ca nhẹ sẽ cao hơn. Sốc nhiễm trùng có tỷ lệ tử vong khoảng 50%. Đã từng có tiền sử bị nhiễm trùng huyết nặng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của bạn trong tương lai.
Nhiễm trùng huyết nặng hoặc sốc nhiễm trùng có thể gây ra các biến chứng. Những cục máu đông nhỏ có thể hình thành khắp cơ thể. Chúng sẽ làm tắc nghẽn dòng máu và oxy đến các cơ quan quan trọng và và các mô cơ quan khác của cơ thể. Việc này sẽ làm tăng nguy cơ bị suy các cơ quan và hoại tử mô.
Nguyên nhân nhiễm khuẩn huyết
Bất kỳ tình trạng nhiễm trùng nào cũng có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết, nhưng những loại nhiễm trùng sau đây thường dễ gây nhiễm trùng hơn:
Theo CDC, số ca nhiễm khuẩn huyết ở Mỹ tăng lên hàng năm, từ năm 2000 đến năm 2008, số người nhập viện vì nhiễm khuẩn huyết tăng từ 621.000 người lên 1.141.000 người. Lý do của việc tăng này có thể là:
Những người có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn huyết
Mặc dù có những người có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cao hơn, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn huyết. Những người có nguy cơ cao thường là:
Điều trị nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng và tử vong rất nhanh nếu không được điều trị kịp thời. Bác sỹ sẽ dùng rất nhiều loại thuốc để điều trị nhiễm khuẩn huyết, bao gồm:
Giai đoạn nhiễm trùng nặng cần lượng dịch truyền tĩnh mạch rất lớn và cần có mặt nạ để thở. Nếu thận bị ảnh hưởng, bạn sẽ phải tiến hành lọc máu. Một máy lọc máu sẽ làm thay chức năng của thận (bao gồm lọc các chất cặn có hại, muối và nước thừa ra khỏi máu).
Trong một số trường hợp, sẽ phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ nguồn gây nhiễm trùng. Phẫu thuật có thể bao gồm dẫn lưu áp xe mủ hoặc loại bỏ các mô bị nhiễm trùng.
Tiên lượng
Luôn nhớ rằng nhiễm khuẩn huyết là một tình trạng cấp cứu. Mỗi giây mỗi phút của bệnh nhân đều đáng giá, nhất là khi tình trạng nhiễm trùng lan nhanh. Không có một triệu chứng cụ thể của nhiễm khuẩn huyết nhưng sẽ là biểu hiện của một nhóm các triệu chứng.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm khuẩn huyết, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, đặc biệt là khi bạn có sẵn tình trạng nhiễm trùng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 11 triệu chứng thầm lặng của nhiễm khuẩn huyết - Phần 1, 11 triệu chứng thầm lặng của nhiễm khuẩn huyết - Phần 2
Có lẽ bạn đã nghe nói rằng việc có tư thế tốt là khá quan trọng. Điều đó cũng đúng với tư thế ngủ của bạn. Các tư thế ngủ khác nhau có ảnh hưởng đến vai, cổ và cột sống của bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi tìm tư thế ngủ lành mạnh nhất cho mình.
Để duy trì một sức khỏe tốt, bạn nên chú ý tới các dấu hiệu viêm nhiễm có thể xuất hiện trên cơ thể. Chúng được coi là các tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và béo phì.
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.
Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.
Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?
Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.
Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.