Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những dấu hiệu cho thấy vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng

Một vết rách da nhẹ, nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong một khoảng thời gian rất ngắn. Dưới đây là những cách nhận ra vết thương của bạn đang bị nhiễm trùng để bạn có cách xử lý kịp thời, trước khi mọi chuyện thực sự diễn biến xấu hơn.

Có sạn hoặc bụi bẩn vẫn còn mắc lại trên da của bạn

Phụ thuộc vào nguyên nhân khiến bạn bị rách da, ví dụ như bị vấp ngã trên vỉa hè có sạn, thì rất có thể, các hạt sạn nhỏ có thể sẽ vẫn bị dính lại tại vùng bị xước. Việc loại bỏ các hạn sạn hoặc bụi bẩn ra khỏi vết thương ngay lập tức trong quá trình làm sạch vết thương là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn phải ấn hoặc phải tác động mạnh đến vết thương mới có thể loại bỏ được các bụi bẩn mắc lại trên da, thì bạn không nên tự thực hiện việc này mà nên nhờ sự trợ giúp của bác sỹ hoặc y tá. Bạn không nên tự cho rằng, việc chà xát hay tác động mạnh vào da là có ích, nhưng cũng không nên cho rằng, bụi bẩn sẽ tự rơi ra ngoài. Khi nghi ngờ, bạn nên đến cơ sở y tế để được làm sạch và sát trùng vết thương đúng cách và an toàn.

Bạn dùng xà phòng để làm sạch vết thương

Xà phòng rửa tay thông thường đôi khi có thể sẽ gây kích ứng da, không những sẽ làm chậm quá trình lành vết thương mà còn có thể dẫn đến nhiễm trùng ngoài da. Tất nhiên, mỗi người sẽ phản ứng khác nhau với nhiều loại xà phòng khác nhau, nhưng tốt nhất, bạn nên dự phòng trường hợp da bạn bị kích ứng bởi loại xà phòng bạn đang dùng. Biện pháp tốt nhất là tránh sử dụng các loại sản phẩm làm sạch có thành phần mạnh, thay vào đó, hãy sử dụng các loại xà phòng nhẹ để làm sạch vết thương ngoài da.

Bạn không dùng băng keo cá nhân

Nếu bạn nghĩ rằng, bạn nên để vết thương “thở” sau khi được làm sạch, thì bạn nên nghĩ lại. Không băng vết thương có thể sẽ khiến vết thương hở phải tiếp xúc với các tác nhân có thể gây nhiễm trùng. Để vết thương lành lại, thì các tế bào cần phải di chuyển tới vùng bị thương để hỗ trợ quá trình làm lành vết thương. Để làm được điều này, vết thương cần được băng kín và cần có đủ độ ẩm cần thiết.

Việc để vết thương hở ngoài không khí mà không băng lại sẽ không giúp ích gì cho quá trình lành vết thương cả. Cách tốt nhất để quá trình lành vết thương diễn ra nhanh và dự phòng được tình trạng nhiễm trùng là giữ đủ độ ẩm cho vết thương, bằng cách sử dụng một số loại thuốc mỡ. Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, các loại thạch khoáng (petroleum jelly) có thể dự phòng ngăn không cho vết thương bị khô và đóng vảy. Vết thương bị đóng vảy sẽ cần thời gian lành lại lâu hơn.

Vết thương của bạn rất sâu hoặc do đồ vật làm từ kim loại gỉ gây ra

Nếu vết thương của bạn sâu, đặc biệt là nếu vết thương sâu và do đồ vật làm từ kim loại bị gỉ gây ra thì điều đó có nghĩa là bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.  Bạn không nên tự xử lý vết thương trong trường hợp này tại nhà. Nên đến các cơ sở y tế vì đa phần trường hợp như vậy sẽ cần phải khâu vết thương hoặc ít nhất sẽ cần được chăm sóc trước và sau khi bôi thuốc mỡ và dán băng keo cá nhân.

Quanh vết thương bị sưng đỏ kéo dài

Việc vùng da ở quanh vết thương trông khác với các vùng da khác trên cơ thể là hết sức bình thường. Vùng da quanh vết thương có thể sẽ bị đỏ, đôi khi sẽ là hơi đau và thậm chí sẽ nhìn thấy cả các mô ở trên trong (tình trạng này thường bị nhầm lẫn với việc chảy mủ). Đây là những dấu hiệu mà bạn cần phải chú ý bởi những dấu hiệu này vừa có thể là dấu hiệu vết thương đang lành lại, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy vết thương đang diễn biến nặng hơn.  Ví dụ, sưng đỏ quanh vết thương  có thể là dấu hiệu cho thấy vết thương đang lành lại, nhưng nếu tình trạng sưng đỏ kéo dài hoặc lan rộng, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy vết thương đang bị nhiễm trùng. Bạn cần đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.

Cảm giác đau không giảm đi

Tất nhiên, việc bị rách da hay trầy xước có thể sẽ khiến bạn hơi đau một chút thậm chí có thể là đau rất nhiều. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau của bạn diễn biến bất thường hoặc nặng hơn, thay vì đỡ đau dần, thì bạn nên đến gặp bác sỹ bởi rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng.

Dịch chảy ra từ vết thương có mùi lạ hoặc có màu xanh

Nếu vết thương của bạn bị chảy mủ, thì có 2 yếu tố bạn cần quan tâm về lượng mủ này: đó là mùi và màu sắc. Nếu bạn quan sát thấy mủ chảy ra từ vết thương có màu xanh lá cây và/hoặc có mùi khó chịu, thì đó là dấu hiệu gần như chắc chắn rằng bạn đã bị nhiễm trùng và cần đến gặp bác sỹ. Nhưng nếu mủ của bạn có màu vàng, thì bạn lại không cần phải quá lo lắng. Mủ màu vàng thực ra chính là các mô hạt và điều này cho thấy, quá trình lành vết thương đang diễn ra một cách bình thường.

Bạn cảm thấy mình bị ốm

Mặc dù việc bị nhiễm trùng ngoài da đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến da của bạn, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Khi tình trạng nhiễm trùng lan rộng, cơ thể sẽ trở thành một hệ thống bảo vệ lớn nhất, và các triệu chứng hệ thống sẽ bắt đầu xuất hiện, ví dụ như sốt, buồn nôn, rối loạn ý thức hoặc chỉ đơn giản là cảm thấy khó ở, bực bội trong người. Mỗi người sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau, nhưng nếu bạn cảm thấy sức khỏe mình xấu đi sau khi bị một vết thương hở, thì hãy đến gặp bác sỹ để được đánh giá vết thương và các triệu chứng của bạn. Thông thường, khi các triệu chứng hệ thống xuất hiện thì đó là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng của bạn đang diễn biến nặng hơn.

Khi tình trạng nhiễm trùng của bạn nghiêm trọng hơn

Nhiễm trùng ngoài da có thể trở thành một mối nguy thực sự nghiêm trọng và việc này có thể sẽ chỉ diễn ra trong một đệp. Nhiễm trùng vi khuấn staph là một ví dụ như vậy. Theo Mayo Clinic, đây là loại nhiễm trùng do vi khuẩn staphylococcus gây ra – một loại vi khuẩn vốn có trên da của những người khỏe mạnh. Thông thường, nếu da không bị thương thì vi khuẩn này không gây ra vấn đề này. Vi khuẩn chỉ thực sự gây ra vấn đề có thể đe dọa tính mạng nếu bạn bị thương và vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào cơ thể, và sản xuất ra độc tốc trong dòng máu. Một trong số những tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn staph gây ra là viêm mô tế bào, một tình trạng đặc trưng bởi các dấu hiệu như đỏ, sưng, đau hoặc chảy mủ tại vết thương, thường xuất hiện ở chân hoặc bàn chân. Bệnh chốc lở cũng là một tình trạng nhiễm trùng da khác do vi khuẩn staph gây ra. Đây là một căn bệnh dễ lây lan, gây phát ban đau đớn và thường để lại các nốt mụn nước lớn, gây chảy mủ  và có lớp vỏ màu hổ phách. Hãy đảm bảo rằng bạn đã đến gặp bác sỹ nếu bạn xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào ở trên, hoặc nếu bạn nghi ngờ vết thương của mình đang diễn biến xấu đi. Bác sỹ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh hoặc rút mủ từ da của bạn để cải thiện tình hình.

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm