Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tái tạo lại vú cho bệnh nhân ung thư vú

Nếu bạn đã cắt bỏ vú vì ung thư thì có lẽ bạn sẽ quan tâm nhiều đến việc phẫu thuật tái tạo lại vú. Đó là một phẫu thuật nhằm tạo ra sự đối xứng giữa hai bên vú bằng cách thêm da, các mô vú và núm vú. Để tái tạo lại được vú người ta sẽ dựa vào giải phẫu hình thể vú của bạn, độ rộng, kích thước, và vị trí cắt bỏ khối u

Phẫu thuật tái tạo lại vú có phù hợp với tất cả mọi bệnh nhân hay không?

Mục đích lâu dài của phẫu thuật này là giúp các chị em phụ nữ bớt mặc cảm về việc sống với một bên vú hoặc một phần vú còn lại sau khi phẫu thuật cắt bỏ. Sự lựa chọn làm phẫu thuật tái tạo lại vú là ở chính bản thân bạn có cảm thấy cần thiết phải làm hay không và đó là quyết định của bạn bởi khi bạn quyết định làm thì bạn cũng chấp nhận những rủi ro của phẫu thuật đem lại.

Nếu không chấp nhận được các rủi ro bạn vẫn còn các lựa chọn thay thế như  việc mặc một chiếc áo ngực có hình dạng vú hoặc bạn có thể sống chung với việc chỉ có một bên vú hoặc một phần vú.

Những tiến bộ trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ giúp cho các chị em phụ nữ có những ca phẫu thuật thành công. Giờ đây bạn có thể lựa chọn việc tái tạo vú bằng các sử dụng chính mô vú của mình hoặc sử dụng các mô nâng ngực.

Phẫu thuật có thể thay đổi diện mạo của bạn nhưng nó có thể nâng đỡ được tinh thần bạn lên rất nhiều, xóa bỏ đi sự tự ti mặc cảm của bạn và có một sức khỏe tâm thần tốt.

Phẫu thuật tái tạo vú có phải là phẫu thuật thẩm mỹ?

Tái tạo lại vú không được coi là một thủ thuật trong phẫu thuật thẩm mỹ mà là trong phẫu thuật tạo hình, bởi nó được coi là một phần trong phương pháp điều trị bệnh và được bảo hiểm chi trả.

Thời điểm tốt nhất để tiến hành tái tạo lại vú?

Không có thời điểm nào là tốt nhất. Thời gian phụ thuộc vào ước muốn của bạn, tình trạng bệnh tật và phương pháp điều trị bệnh. Phẫu thuật có thể được tiến hành ngay trong lúc bạn phẫu thuật cắt bỏ vú hoặc sau phẫu thuật một tháng hoặc nhiều năm sau dó

Nếu bạn bắt đầu hóa trị hoặc xạ trị thì phẫu thuật này sẽ bị trì hoãn cho đến khi bạn điều trị xong. Đôi khi các phẫu thuật viên có thể giúp bạn quyết định xem thời gian nào thì có thể tiến hành phẫu thuật.

Sự khác biệt giữa các loại phẫu thuật tái tạo lại vú

 Việc lựa chọn loại tái tạo nào phụ thuộc vào bạn muốn và cần gì, tình trạng bệnh của bạn và dựa vào loại phẫu thuật cắt bỏ vú trước đó.

Cấy mô nâng ngực

Trong thủ thuật này da và mô vú sẽ  đước kéo dãn ra để tạo ra không gian bên trong giúp cho việc đặt mô vú nhân tạo (thường là silicone dạng gel hoặc saline-túi nước biển) vào đó sau này. Để kéo giãn được mô vú người ta sử dụng saline (nước biển) làm đầy các mô, việc này được tiến hành trước khi đặt mô vú nhân tạo một tuần hoặc một vài tuần. Rất nhiều phụ nữ cảm thấy đau sau khi kéo dãn mô nhưng họ cũng rất hài lòng với kết quả cuối cùng.

Phương pháp này có thể gây ra các cơn đau và việc nhiễm trùng dẫn đến việc bạn phải tiến hành thêm phẫu thuật để bỏ các mô vú đó đi hoặc thay thế chúng.

Sử dụng vạt cơ

Đây là phương pháp sử dụng một vạt cơ lấy từ bụng hoặc lưng hoặc đùi để tạo ra mô vú. Vạt cơ lấy từ bụng còn được gọi là vạt TRAM, lấy từ lưng gọi là vạt cơ lưng rộng. Đôi khi các mô cơ lấy đi có thể kèm theo cả mạch máu để nuôi dưỡng chúng, còn với những lần lấy sau thì có thể không cần đến các mạch máu vì chúng sẽ được nuôi dưỡng bởi những mạch máu ở vị trí mới.

 

Cùng với quá trình cắt bỏ vú, núm vú cũng sẽ bị bỏ theo để tranh nguy cơ tái phát ung thư do vậy các thủ thuật tái tạo lại vú cũng bao gồm việc tái tạo lại núm vú. Bạn có thể tiến hành tái tạo núm vú sau khi đã hoàn tất phẫu thuật trên do việc đưa núm vú tái tạo là một thủ thuật được tiến hành riêng và chỉ cần gây tê tại chỗ. Việc này là để giúp cho các mô mới có thời gian lành lại và được đặt vào đúng vị trí. Sẽ có một vài điều chỉnh nho nhỏ về kích thước cũng như vị trí của vú khi bạn đưa núm vú và quầng vú được tái tạo vào.

Các bác sỹ phẫu thuật có thể tạo ra núm vú bằng cách lấy các mô từ lưng hoặc từ bụng sau đó nó sẽ được hóa trang sao cho giống với màu của núm vú nhất.

Trong một số ca hiếm, núm vú cũ có thể được bảo tồn nhưng các bác sỹ sẽ khuyên bệnh nhân là nên sử dụng núm vú mới để tránh bị ung thư tái phát. Do núm vú tái tạo không có thần kinh chi phối nên nó sẽ không cương cứng hoặc rủ xuống được khi có những tác nhân kích thích như động chạm hoặc nhiệt độ.

Núm vú giả cũng là một lựa chọn khác của bạn. Các bác sỹ sẽ làm cho chúng giống y chang núm vú tự nhiên của bạn về cả màu của quầng vú. Nó sẽ được dán vào ngực bạn mỗi tuần  một lần hoặc vài tuần một lần.

Phẫu thuật tái tạo vú mất bao nhiêu lâu?

Chuẩn bị cho thủ thuật bao gồm cả việc gây mê thì mất khoảng 2 tiếng nhưng một khi bắt đầu phẫu thuật thì có thể kéo dài từ 1 đến 6 tiếng. Sau phẫu thuật, bạn mất khoảng 2-3 tiếng để bạn tỉnh lại trước khi bạn chuyển xuống phòng hậu phẫu.

Phục hồi sau phẫu thuật

Bạn có thể cảm thấy khó chịu trong một vài tuần đầu sau phẫu thuật và sử dụng đến thuốc giảm đau . Thời gian này bạn phải ở trong bệnh viện và được các nhân viên y tế theo dõi sức khỏe của bạn. Bạn nên vận động cánh tay nhưng không phải là những hoạt động nặng mang tính chất bắt buộc như ra khỏi giường, nhấc vật nặng,  sớm nhất có thể. Một ngày sau phẫu thuật bạn có thể sẽ ngồi xe lăn cạnh giường,dến ngày thứ hai thì phần lớn các bệnh nhân đều có thể đi lại mà không cần người đỡ.

Bạn cũng sẽ được truyền dịch tĩnh mạch trong hai đến bốn ngày, đi tiểu qua sonde cho đến khi bạn có thể tự đi lại được.

Thời gian nằm viện phụ thuộc vào loại phẫu thuật và khả năng phục hồi của bạn, Nếu bạn chọn loại cấy mô nâng ngực thì thời gian nằm viện trung bình khoảng 1đến 2 ngày nhưng sử dụng vạt mô  thì cần tới 5-6 ngày.

Chăm sóc cho vú tái tạo

Sau khi bạn về nhà, bạn có thể bị viêm, sưng hoặc chảy dịch trong vòng 2-3 tuần. bạn sẽ được kê đơn thuốc và thay băng hàng ngày đề điều trị tình trạng này. Các bác sỹ sẽ chỉ cho bạn cách tắm rửa vệ sinh và chăm sóc vết mổ vùng ngực.

Phần lớn các phụ nữ sẽ hoạt động được bình thường sau 6-8 tuần và có thể một vài tuần trước khi bạn có những công việc nặng

Phẫu thuật có thể để lại những cảm giác tê như kim châm ở vùng thực hiện phẫu thuật nhưng chúng sẽ hết đi khi các vết sẹo mờ dần.

Hình dạng của vú được tái tạo sẽ được cải thiện theo thời gian nên bạn nên đi kiểm tra thường xuyên. Việc tự khám vú vẫn nên được thực hiện thường xuyên tại nhà và bạn cũng nên thay núm vú mỗi năm một lần. Việc phẫu thuật tái tạo vú không làm thay đổi nguy cơ tái mắc bệnh ung thư và không ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh nên nếu bạn có bị tái mắc ung thư thì các phương pháp điều trị thông thường như phẫu thuật, hóa trị xạ trị vẫn được tiến hành.

Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm