Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đậu phộng dưỡng huyết, tạo sữa…

Trên lâm sàng thường dùng đậu phộng chữa trị ho táo đàm suyễn, tỳ vị không điều hòa, suy dinh dưỡng, thiếu sữa, thiếu máu, táo bón...

Đậu phộngArachis hypogaea L. họ Đậu (Fabaceae). Đậu phộng có vị ngọt, tính bình, đi vào kinh Tỳ, Phế; có tác dụng dưỡng huyết kiện tỳ, nhuận phổi hóa đàm, nhuận trường thông tiện, cầm máu, thông sữa.

Điều trị đau dạ dày nôn nước chua: đậu phộng 25g. Mỗi sáng ăn lúc bụng đói.

Điều trị viêm thận mạn tính: đậu phộng 60g, đại táo 60g. Đậu phộng, đại táo lần lượt rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp đến nước cô, dùng nước, ăn đậu phộng, ngày 2 lần, dùng liên tục 1 tuần là 1 liệu trình.

Điều trị đau đầu do can phong: lá đậu phộng tươi 100g, đường trắng vừa đủ. Lá đậu phộng rửa sạch, đổ nước vừa đủ, bắc nồi lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp đến nước cô, bỏ bã, lấy nước, nêm đường trắng thì dùng. Ngày 1 thang.

Điều trị phù do suy dinh dưỡng: đậu phộng 60g, cá trích 1 con (250g), rượu vang vừa đủ. Cá trích bỏ nội tạng, rửa sạch, thái lát, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, cùng đậu phộng ninh nhừ, nêm rượu vang, ninh giây lát thì dùng.

Điều trị tỳ vị hư nhược: đậu phộng 30g, bách hợp 30g, củ mài 30g. Đậu phộng, bách hợp, củ mài lần lượt rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu chín thì dùng.

Điều trị bầm tím, các loại xuất huyết: đậu phộng cả vỏ lụa 30g, đại táo 30g. Đại táo bỏ hột, rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã, sử dụng sau. Đậu phộng xay nhuyễn, uống với nước đại táo, ngày 1 lần.

Điều trị ho lâu ngày, thu táo, trẻ ho gà: đậu phộng vừa đủ. Đậu phộng bỏ đầu nhọn, rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã thì dùng.

Điều trị ho khạc: đậu phộng 30g, đại táo 30g, mật ong 30ml. Đậu phộng, đại táo lần lượt rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã, nêm mật ong thì dùng. Ngày 2 lần.

Điều trị ho lâu đàm ít, ngắn hơi họng khô: đậu phộng 15g, bạch quả 15g, bắc sa sâm 15g, đường phèn một ít. Đậu phộng, bạch quả, bắc sa sâm lần lượt rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã, nêm mật ong trộn đều thì dùng. Ngày 1 thang.

Điều trị khàn tiếng: đậu phộng cả vỏ lụa 90g. Đậu phộng vo sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã thì dùng.

Đậu phộng 30g, mật ong 30ml. Đậu phộng vo sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã, nêm mật ong, thêm nước ninh tiếp, ăn đậu phộng dùng nước, mỗi sáng, chiều dùng 1 lần.

Lá đậu phộng 30g, cây con đậu phộng 30g. Lá và cây con lần lượt rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã thì dùng.

Vỏ đậu phộng vừa đủ, rửa sạch, cho vào nồi, bắc lên bếp, rang khô, tán mịn, mỗi lần dùng 1,5g, ngày 2 - 3 lần.

Vỏ đậu phộng vừa đủ, đường trắng vừa đủ. Vỏ đậu phộng rửa sạch, sấy khô, ép nhuyễn, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh nước đặc, bỏ bã, ngày 1 lần, nêm đường trắng, dùng uống thay trà.

Điều trị viêm phế quản mạn: vỏ lụa đậu phộng 100g, đường trắng vừa đủ. Vỏ lụa đậu phộng rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh 1 giờ, gạn lọc, nêm đường trắng, dùng liên tục 10 ngày.

Điều trị tăng huyết áp người cao tuổi: dấm ăn vừa đủ, đậu phộng vừa đủ. Đậu phộng ngâm trong dấm, ngâm 3 - 5 ngày thì dùng. Ngày 2 lần, mỗi lần 10 hột.

Điều trị viêm da do lạnh: vỏ lụa đậu phộng 30g, long não 5g, dấm trắng 100ml. Vỏ lụa đậu phộng rửa sạch, tán mịn, cho vào dấm trắng ngâm 1 tuần, lấy ra, cùng long não trộn thành hồ, dùng thoa tại chỗ.

Điều trị đới hạ (huyết trắng): đậu phộng 200g, băng phiến 15g. Đậu phộng rửa sạch, cùng băng phiến trộn hồ, chia 2 lần dùng, dùng lúc bụng đói, uống với nước đun.

Điều trị cơ thể suy nhược: đậu phộng cả vỏ lụa 25g, đại táo 25g, long nhãn 10g. Đậu phộng cả vỏ lụa, đại táo, long nhãn lần lượt rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã thì dùng. Mỗi ngày dùng sáng và chiều.

Điều trị suy giảm tiểu cầu: đậu phộng cả vỏ lụa 250g, đại táo 250g. Đậu phộng cả vỏ lụa, đại táo lần lượt rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã, chia uống 5 ngày.

Đậu phộng cả vỏ lụa 250g. Đậu phộng cho vào nồi đất, bắc lên bếp, rang chín thì dùng, ngày 3 lần, mỗi lần 50g, dùng liên tục 1 tuần là 1 liệu trình.

Điều trị thúc sữa, tăng sữa: đậu phộng vừa đủ. Đậu phộng rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã thì dùng.

Điều trị thiếu máu sau sinh, khí huyết bất túc: đậu phộng 50g, giò heo 1 cái. Giò heo rửa sạch, chặt lát, cùng đậu phộng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh đến thịt nhừ, dùng giò heo, đậu phộng. Ngày 1 - 2 lần.

Điều trị phụ nữ huyết trắng thể hư: đậu phộng 120g, băng phiến 1g. Đậu phộng vo sạch, cùng băng phiến giã nhuyễn, chia 4 phần, mỗi sáng, chiều dùng 1 phần, uống với nước đun.

Điều trị thận viêm thủy thũng: đậu phộng và đại táo lượng bằng nhau. Đậu phộng, đại táo lần lượt rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã, dùng uống thay trà.

Đậu phộng 120g, đậu tằm 250g, đường đỏ vừa đủ. Đậu phộng, đậu tằm lần lượt rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh đến đậu nhừ, thêm đường đỏ, trộn đều thì dùng.

Điều trị chảy máu cam, chảy máu chân răng: vỏ lụa đậu phộng vừa đủ, đại táo vừa đủ. Vỏ lụa đậu phộng, đại táo lần lượt rửa sạch, cùng cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã thì dùng.

Điều trị giảm men gan: đậu phộng 60g, đại táo 30g, đường phèn vừa đủ. Đậu phộng, đại táo lần lượt rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã, nêm đường phèn thì dùng.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng: dầu đậu phộng 2 - 4 muỗng. Mỗi sáng sau khi súc miệng, sau nửa giờ thì dùng, dùng liên tục nửa tháng.

Điều trị cao mỡ máu, xơ cứng động mạch vành: vỏ đậu phộng vừa đủ, rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã, mỗi lần dùng 100ml.

Điều trị đau đầu mất ngủ: lá đậu phộng 200g, rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã, dùng uống thay trà.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng: dầu đậu phộng 2 - 4 muỗng. Mỗi sáng sau khi súc miệng, sau nửa giờ thì dùng, dùng liên tục nửa tháng

Điều trị dịch vị quá nhiều, viêm dạ dày mạn tính: đậu phộng 15 hạt. Dùng sống trước bữa ăn bụng đói, nhai nuốt từ từ, ngày 3 lần, dùng liên tục.

Điều trị ung thư máu, bệnh gan chảy máu, sau phẫu thuật chảy máu, khối u ung thư chảy máu: vỏ lụa đậu phộng 60g. Rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã thì dùng.

Điều trị cước khí (phù chân): đậu phộng cả vỏ lụa 250g, đậu đỏ 150g, đại táo 180g. Các vật liệu lần lượt rửa sạch, cùng cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh cháo thì dùng.

Đậu phộng 90g, đậu đỏ 60g, tỏi 30g, đại táo 70g. Các vật liệu lần lượt rửa sạch, cùng cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã thì dùng.

LY.DS. BÀNG CẨM - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm