Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh chốc lở và những điều cần biết

Bệnh chốc lở là một bệnh về da có khả năng lây nhiễm cao. Vì vậy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm là hết sức cần thiết.

Bệnh chốc lở thường biểu hiện ở mặt, cổ và bàn tay của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những trẻ đóng bỉm cũng có xu hướng bị chốc lở xung quanh khu vực da được đóng bỉm. Chốc lở hiếm xảy ra hơn ở người lớn và thường xảy ra sau bệnh lí về da khác hoặc sau một nhiễm trùng.

Chốc lở thường gây ra bởi hai loại vi khuẩn là liên cầu beta tan huyết nhóm A và tụ cầu vàng. Điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tiên lượng của bệnh tốt và thường khỏi trong vòng 2-3 tuần.

Phân loại

Có một số loại chốc lở khác nhau.

Chốc lở lây nhiễm (chốc lây)

Chốc lở lây nhiễm còn được gọi là chốc không có bọng nước, và là loại chốc lở thường gặp nhất ở trẻ em. Loại này rất dễ lây và thường bắt đầu bằng những vết lở xung quanh miệng và mũi.

Những vết lở này vỡ ra, chảy nước, để lại ban da đỏ sẽ đóng vảy. Ban có thể gây ngứa nhưng không đau. Hạch bạch huyết của bạn có thể bị sưng khi bạn bị chốc lở lây nhiễm.

Chốc lở bọng nước

Đây là loại gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 2 tuổi. Bọng nước thường xuất hiện ở vùng trên cơ thể, cánh tay và cẳng chân. Những bọng nước này ban đầu trong suốt và sau đó trở nên đục.

Bọng nước trong chốc lở thể bọng nước thường kéo dài hơn bọng nước ở những loại khác và khu vực xung quanh nó thường đỏ và ngứa.

Chốc loét

Chốc loét là thể nguy hiểm nhất vì nó ảnh hưởng đến lớp da sâu hơn lớp biểu bì. Bọng nước gây đau và có thể trở thành loét. Bệnh có thể gây sưng hạch bạch huyết và để lại sẹo.

Triệu chứng

Những triệu chứng của chốc lở có thể gây khó chịu và xấu hổ, đặc biệt là nếu bệnh biểu hiện ở mặt. Mặc dù giữa các loại khác nhau, các triệu chứng có khác biệt đôi chút nhưng thường bao gồm:

  • Những vết lở đỏ dễ vỡ và để lại lớp vảy màu vàng
  • Bọng nước chứa đầy dịch
  • Ban ngứa
  • Tổn thương da
  • Sưng hạch bạch huyết

Nguyên nhân

Chốc lở xảy ra khi một số loại vi khuẩn xâm nhập vào da theo nhiều cách khác nhau:

  • Tiếp xúc trực tiếp da-da với người bị chốc lở
  • Chạm vào những đồ vật mà người bị chốc lở từng sử dụng chúng, như khăn tắm, giường hoặc đồ chơi
  • Chấn thương da
  • Côn trùng cắn
  • Động vật cắn

Yếu tố nguy cơ

Một số đối tượng dễ bị chốc lở hơn những người khác:

  • Trẻ từ 2-6 tuổi
  • Thường xuyên ở nhà trẻ hoặc ở trường học
  • Da bị kích ứng do những bệnh lí khác
  • Vệ sinh kém
  • Thời tiết nóng
  • Ở môi trường đông đúc, chật chội làm vi khuẩn dễ lây lan
  • Bị viêm da dị ứng
  • Tham gia các hoạt động có tiếp xúc trực tiếp da-da
  • Bị tiểu đường
  • Bị suy giảm miễn dịch

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ khám vết lở và hỏi những chấn thương da gần đây của bạn. Ở hầu hết các trường hợp, chốc lở có thể được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cần xét nghiệm để tìm ra loại vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở của bạn.

Điều trị

Điều trị chốc lở tùy thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng và loại vi khuẩn gây bệnh. Nếu bạn bị mức độ nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn những cách vệ sinh đơn giản để giúp da lành lại và phòng chốc lở lan rộng.

Những giải pháp tại nhà

Khu vực da bị ảnh hưởng nên được rửa sạch vài lần mỗi ngày bằng nước hoặc dung dịch kháng khuẩn. Điều quan trọng là không nên cọ xát khi rửa vì có thể làm da bị kích ứng thêm. Sau khi rửa, để khô da và bôi mỡ kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu có nhiều vảy trên da, bạn có thể ngâm da vào nước để loại bớt vảy và giúp da chóng lành. Khu vực da bị ảnh hưởng có thể rửa bằng xà phòng hoặc dung dịch có tỉ lệ dấm : nước là 1: 32.

Tránh cạy hoặc sờ vào khu vực bị chốc lở để giảm lan truyền bệnh ra vùng da khác. Bạn cũng nên chú ý rửa tay sau khi đã sờ vào khu vực da bị bệnh.

Kháng sinh

Nếu các giải pháp điều trị tại nhà không có hiệu quả hoặc bệnh của bạn ở mức độ nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc, ví dụ như kem bôi kháng sinh sử dụng cho vùng da bị bệnh. Điều quan trọng là cần làm sạch da trước khi bôi để thuốc có thể ngấm sâu hơn.

Bác sĩ cũng có thể kê cho bạn kháng sinh đường uống. Thuốc có thể ở dạng lỏng cho trẻ và dạng nén cho người lớn. Nếu bạn được kê cả thuốc bôi và thuốc uống thì điều quan trọng là bạn cần phải dùng hết liệu trình để tránh tái nhiễm và hiện tượng vi khuẩn kháng kháng sinh.

Phòng bệnh

Vệ sinh tốt sẽ giúp bạn phòng ngừa chốc lở:

  • Rửa tay thường xuyên
  • Tắm đều đặn
  • Làm sạch và che phủ bất kì tổn thương nào trên da

Nếu bạn bị chốc lở, bạn cần chú ý những biện pháp để phòng lây nhiễm cho người khác:

  • Rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn
  • Sử dụng khăn tắm sạch để lau khô người và tay
  • Giặt quần áo bằng nước nóng
  • Vệ sinh các bề mặt trong nhà bằng sản phẩm kháng khuẩn
  • Cắt móng tay
  • Tránh đến trường hoặc nhà trẻ khi có dịch bệnh
  • Không dùng chung các đồ vệ sinh cá nhân
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm