Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 câu hỏi thường gặp về chu kì kinh nguyệt

Đừng để chu kì kinh nguyệt làm phiền phong cách sống của bạn mỗi tháng. Một khi bạn biết được những câu trả lời dưới đây, bạn sẽ có thể làm chủ chu kì của mình.

1: Trạng thái buồn rầu, ủ rũ có bình thường không?

Bạn có từng cảm thấy bực bội ngay trước kì kinh hay khóc khi xem bộ phim Chạng vạng không biết lần thứ bao nhiêu? Thay đổi tâm trạng xảy ra ở hầu hết các phụ nữ và thường ở xung quanh chu kì kinh nguyệt.

Sự thay đổi hóc-môn cũng có thể gây đau đầu, mệt mỏi, chướng bụng, trứng cá, căng tức ngực và cảm giác thèm ăn. Đây là các triệu chứng của hội chứng tiền kinh. Hầu hết các phụ nữ nhưng không phải là tất cả đều có các triệu chứng tiền kinh. Các triệu chứng này thường nhẹ. Nhưng nếu bạn thấy khó chịu quá nhiều, bạn nên đến gặp bác sĩ.

2: Mức độ đau bụng kinh như thế nào là bình thường?

Là bình thường nếu như bạn chỉ bị đau bụng mức độ nhẹ khi đến ngày nhưng hãy đến gặp bác sĩ nếu nó thực sự tồi tệ.

Nhiều phụ nữ bị đau bụng một vài ngày đầu chu kì kinh nguyệt. Bạn cảm thấy các cơ bị đau ở vùng dưới rốn hoặc vùng thắt lưng.

Tình trạng này là tác dụng không mong muốn của hóc-môn prostaglandin.

Đau bụng mức độ nhẹ không cần phải lo lắng nhưng nếu bạn bị đau nhiều, bạn nên đi khám. Bác sĩ có thể điều trị đau bụng kinh nếu như nó có nguyên nhân thực thể.

3: Tôi có bị ra máu quá nhiều không?

Để biết được lượng máu của bạn có phải quá nhiều hay không, hãy đếm số lượng băng vệ sinh mà bạn phải dùng. Trên 10 cái mỗi ngày là quá nhiều. Ướt đẫm băng vệ sinh mỗi giờ và trong vòng 7 giờ liên tục có thể là vấn đề. Cũng đáng lưu ý nếu chu kì của bạn kéo dài hơn 7 ngày.

Hãy đến khám bác sĩ phụ khoa nếu bạn bị ra máu quá nhiều.

Dường như bạn thay băng vệ sinh nhiều lần chứ tổng lượng máu mất đi không nhiều như bạn nghĩ. Bình thường, một người phụ nữ sẽ mất khoảng 2 thìa canh máu mỗi chu kì kinh nguyệt.

Lượng máu có thể ra ít trong ngày đầu tiên và nhiều hơn trong ngày thứ 2. Sau đó sẽ hết khi chu kì của bạn kết thúc.

4: Máu kinh có thể không phải là màu đỏ không?

Màu sắc của máu trong chu kì kinh của bạn có thể trải rộng từ màu đỏ cho đến nâu sẫm. Nó có thể gần như có màu đen ở cuối chu kì. Màu sẫm cho thấy máu đã tồn đọng và không được thoát ra ngoài nhanh chóng. Điều đó là bình thường.

5: Những máu cục mà tôi nhìn thấy là gì?

Bạn có thể bị ra máu cục trong chu kì, nó hầu hết là bình thường và vô hại. Bạn hay nhìn thấy nó vào ngày ra máu nhiều nhất.

Nếu bạn nhìn thấy máu cục nhiều hơn bình thường hoặc nó có kích thước lớn hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Nó có thể là dấu hiệu của hiện tượng sảy thai, u xơ tử cung hoặc thay đổi hóc-môn.

6: Tại sao tôi cũng bị rối loạn tiêu hóa?

Đây là một tác dụng phụ khác của hóc-môn prostagladin. Nó khiến cho các cơ của ruột bị co rút, làm tăng nhu động ruột. Đó là lí do tại sao bạn có thể bị tiêu chảy hoặc đau bụng trong chu kì.

7: Những dấu hiệu báo trước chu kì của tôi là gì?

Chắc hẳn sẽ rất tuyệt nếu như bạn biết chính xác khi nào mình đến chu kì. Nhưng nó tùy thuộc vào thời điểm rụng trứng. Nếu bạn không rụng trứng hàng tháng (hoặc đôi khi xuất hiện tình trạng này) thì bạn sẽ không có chu kì đều đặn.

Nó khá phức tạp với hầu hết phụ nữ để xác định ngày đầu tiên của chu kì, ngoại trừ những người uống thuốc tránh thai vì nó điều hòa chu kì kinh nguyệt.

Nhiều phụ nữ có chu kì khoảng 28 ngày. Chu kì bình thường kéo dài từ 25-35 ngày. Để xác định chu kì của bạn, hãy tính từ ngày đầu tiên ra máu lần này cho đến ngày đầu của chu kì tiếp theo.

Bạn có thể không có chu kì giống như vậy vào tháng tới. Vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn sàng vì chu kì có thể đến sớm hơn bạn mong đợi một chút.

8: Tại sao tôi lại bị chậm kinh?

Nếu bạn đã quan hệ tình dục thì điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới là bạn có thai. Bên cạnh đó, nó có thể là do sự thay đổi hóc-môn.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu:

  • Test thử thai âm tính và bạn vẫn bị chậm kinh.
  • Chu kì của bạn đang đều đặn nhưng giờ nó lại không đến đúng ngày.
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm