Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

1. Qdenga là gì và công dụng của nó?

Qdenga là một loại vaccine được sử dụng để giúp bảo vệ trẻ em và người trưởng thành khỏi bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là một căn bệnh do các huyết thanh nhóm virus sốt xuất huyết DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 gây ra. Vaccine Qdenga là vaccine sống giảm độc lực của 4 loại virus này nên có tác dụng phòng chống mắc sốt xuất huyết do 4 loại virus trên gây ra.

Qdenga hiện nay đang được chỉ định dùng cho người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em (từ 4 tuổi trở lên).

Vaccine hoạt động như thế nào?

Qdenga chứa virus sống giảm độc lực của 4 loại virus chính gây sốt xuất huyết. Sau khi tiêm, vaccine sẽ kích thích hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch) và sản sinh ra kháng thể. Các kháng thể này sẽ giúp bảo vệ chống lại các loại virus gây sốt xuất huyết nếu cơ thể tiếp xúc với các loại virus này trong tương lai.

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh do một loại virus gây ra. Virus này lây lan qua một loài muỗi tên là Aedes. Nếu muỗi đốt người bị sốt xuất huyết, nó có thể truyền virus cho những người tiếp theo bị đốt. Sốt xuất huyết không lây truyền trực tiếp từ người sang người.

Các dấu hiệu của sốt xuất huyết bao gồm sốt, nhức đầu, đau sau mắt, đau cơ và khớp, buồn nôn và nôn, sưng hạch hoặc phát ban trên da. Các dấu hiệu của sốt xuất huyết thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể bị nhiễm virus sốt xuất huyết nhưng không có dấu hiệu bệnh.

Đôi khi sốt xuất huyết có thể nghiêm trọng và bạn phải nhập viện để điều trị bệnh. Trong một số trường hợp hiếm gặp thì bệnh có thể gây tử vong. Sốt xuất huyết nặng có thể khiến bạn bị sốt cao và đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn dai dẳng, thở nhanh, xuất huyết nghiêm trọng như chảy máu trong dạ dày, chảy máu nướu răng, mệt mỏi, bồn chồn, hôn mê, lên cơn co giật và suy nội tạng.

Đọc thêm tại bài viết: Những biến chứng hậu sốt xuất huyết

2. Những điều bạn cần biết trước khi tiêm vaccine Qdenga

Để đảm bảo rằng vaccine Qdenga phù hợp để tiêm cho bạn hoặc cho trẻ, bạn cần được bác sĩ khám và tư vấn trước để đảm bảo bạn hoặc trẻ đủ điều kiện được tiêm.

Không sử dụng Qdenga nếu bạn hoặc trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ em dưới 4 tuổi
  • Bị dị ứng với các hoạt chất hoặc bất kỳ thành phần nào khác của Qdenga.
  • Đã bị phản ứng dị ứng sau khi dùng vaccine Qdenga trước đó. Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng có thể bao gồm: phát ban, ngứa, khó thở, sưng mặt và lưỡi.
  • Có hệ thống miễn dịch yếu. Điều này có thể là do khiếm khuyết về mặt di truyền hoặc nhiễm HIV.
  • Đang dùng thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch (như corticosteroid liều cao hoặc đang hóa trị). Bác sĩ sẽ không chỉ định tiêm vaccine Qdenga cho bạn cho đến 4 tuần sau khi bạn ngừng điều trị bằng các loại thuốc này.
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Cảnh báo và thận trọng

Hãy cho bác sĩ biết trước khi tiêm vaccine Qdenga nếu bạn hoặc trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Bị nhiễm trùng kèm sốt. Bạn hoặc trẻ có thể cần phải hoãn tiêm vaccine cho đến khi hồi phục.
  • Đã từng gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào sau khi tiêm vaccine khác. Bác sĩ sẽ cân nhắc cẩn thận các rủi ro và lợi ích của việc tiêm vaccine Qdenga cho bạn.
  • Đã từng ngất xỉu sau khi tiêm một loại vaccine nào đó. Chóng mặt, ngất xỉu có thể xảy ra (chủ yếu ở người trẻ) sau hoặc thậm chí trước khi tiêm bất kỳ loại vaccine nào.

Thời gian bảo vệ cơ thể

Cũng như bất kỳ loại vaccine nào, Qdenga có thể không bảo vệ được tất cả những người được tiêm vaccine và khả năng bảo vệ cơ thể có thể giảm dần theo thời gian. Bạn vẫn có thể bị sốt xuất huyết do muỗi đốt, thậm chí mắc bệnh sốt xuất huyết nặng dù đã được tiêm Qdenga.

Do đó, bạn phải tiếp tục bảo vệ bản thân và trẻ khỏi bị muỗi đốt ngay cả sau khi tiêm vaccine Qdenga. Hãy tới gặp ​​bác sĩ nếu bạn hoặc trẻ nghi ngờ rằng mình có thể bị sốt xuất huyết và xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây: sốt cao, đau bụng dữ dội, nôn dai dẳng, thở nhanh, chảy máu nướu răng, mệt mỏi, bồn chồn và nôn ra máu.

Đọc thêm tại bài viết: Người bị sốt xuất huyết ăn gì để tăng tiểu cầu

Các biện pháp phòng ngừa bổ sung

Bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa muỗi đốt. Bao gồm sử dụng thuốc chống côn trùng, mặc quần áo bảo hộ, sử dụng màn chống muỗi, giữ vệ sinh môi trường,…

Tương tác thuốc

Qdenga có thể được tiêm cùng với vaccine viêm gan A hoặc vaccine sốt vàng da tại các vị trí tiêm khác nhau trong cùng một lần tiêm.

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn hoặc trẻ đang sử dụng, đã sử dụng gần đây hoặc có thể sử dụng bất kỳ vaccine hoặc thuốc nào khác trước khi tiêm. Đặc biệt thận trọng với các loại thuốc sau đây, lý do là vì lúc này tiêm vaccine Qdenga có thể không hiệu quả:

• Thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như corticosteroid liều cao hoặc hóa trị liệu. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ không sử dụng Qdenga cho đến 4 tuần sau khi bạn ngừng điều trị.

• Thuốc được gọi là "globulin miễn dịch" hoặc các sản phẩm máu có chứa globulin miễn dịch, chẳng hạn như máu hoặc huyết tương. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ không chỉ định tiêm Qdenga cho đến 6 tuần sau khi ngưng sử dụng thuốc và tốt nhất là không tiêm Qdenga trong 3 tháng sau khi bạn ngừng điều trị.

Mang thai và cho con bú

Không sử dụng Qdenga nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Nếu bạn đang trong độ tuổi sinh đẻ, bạn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh mang thai trong một tháng sau khi tiêm vaccine Qdenga.

Nếu bạn có thể đang mang thai hoặc đang có kế hoạch sinh con, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng Qdenga.

Lái xe và sử dụng máy móc

Qdenga có thể có ảnh hưởng nhỏ đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc trong những ngày đầu sau khi tiêm vaccine.

3. Cách tiêm Qdenga

Vacine Qdenga dưới dạng đông khô sẽ được hoàn nguyên với chất pha loãng (dung môi). Sau đó, kỹ thuật viên sẽ tiêm vaccine Qdenga dưới da ở vị trí cánh tay trên (vùng cơ delta). Không được tiêm vào mạch máu.

Qdenga sẽ được tiêm 2 mũi. Mũi tiêm thứ hai được tiêm sau mũi tiêm đầu tiên 3 tháng.

Nếu bạn hoặc trẻ quên tiêm vaccine Qdenga theo lịch hẹn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về thời gian tiêm mũi đã quên, bác sĩ sẽ cân nhắc và quyết định thời điểm tiêm mũi đã quên cho bạn.

4. Tác dụng phụ có thể xảy ra

Giống như tất cả các loại thuốc, Qdenga có thể gây ra các tác dụng phụ, tuy nhiên không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ này. Các tác dụng phụ có thể phổ biến hoặc hiếm gặp, bao gồm:

Phổ biến

  • Sưng tại chỗ tiêm
  • Đau tại chỗ tiêm
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Đỏ tại chỗ tiêm
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm mũi hoặc viêm họng
  • Sốt

Không phổ biến

  • Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng
  • Chảy máu tại chỗ tiêm
  • Ngứa da
  • Phát ban trên da, bao gồm phát ban da có đốm hoặc ngứa
  • Nổi mề đay
  • Choáng váng, mệt mỏi
  • Thay đổi màu da tại chỗ tiêm
  • Viêm đường hô hấp trên
  • Phù mạch

Đối với trẻ em có thể có thêm tác dụng phụ sau:

  • Chán ăn
  • Buồn ngủ
  • Cáu kỉnh

Nếu bạn hoặc trẻ gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, dù không phải các dấu hiệu được liệt kê ở trên, hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM -
Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm