Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm phòng cúm trong thời kỳ mang thai có an toàn hay không?

Tiêm vaccine cúm là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cúm. Tiêm vaccine cúm trong thời kỳ mang thai được khuyến nghị giúp bảo vệ cả mẹ và em bé khỏi bệnh cúm.

Tại sao phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine cúm?

Cúm có nhiều khả năng gây ra các tình trạng dẫn đến nhập viện ở phụ nữ mang thai hơn so với những người không mang thai. Cúm cũng có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ. Một dấu hiệu cúm phổ biến là sốt đã được một số nghiên cứu chỉ ra là có liên quan đến dị tật ống thần kinh và các biến chứng bất lợi khác đối với thai nhi đang phát triển.

Tiêm vaccine trong khi mang thai cũng có thể giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm sau khi sinh (vì kháng thể cúm được truyền sang em bé trong thời kỳ mang thai). Những người tiêm vaccine cúm trong khi đang cho con bú cũng truyền kháng thể chống lại bệnh cúm cho con mình thông qua sữa mẹ.

Đọc thêm tại bài viết: Bệnh cúm mùa và sự quan trọng của tiêm vaccine phòng ngừa cúm

Vaccine cúm là biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh cúm

Tiêm vaccine cúm là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cúm. Phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine cúm chứ không phải vaccine cúm dạng xịt mũi.

Tiêm vaccine cúm trong thời kỳ mang thai giúp bảo vệ cả mẹ và em bé khỏi bệnh cúm. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy trong mùa cúm từ năm 2010 đến năm 2012, việc tiêm vaccine đã làm giảm một nửa nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính liên quan đến cúm ở phụ nữ mang thai. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy tiêm vaccine cúm giúp phụ nữ mang thai giảm trung bình 40% nguy cơ phải nhập viện vì cúm.

Phụ nữ mang thai tiêm vaccine cúm cũng giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm và những tình trạng liên quan đến cúm trong vài tháng đầu sau khi sinh, khi mà trẻ còn quá nhỏ để tiêm vaccine cúm.

Bạn có thể tiêm vaccine cúm trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tháng 9 và tháng 10 thường là thời điểm tốt để tiêm vaccine hàng năm. Tuy nhiên bạn có thể cân nhắc tiêm vaccine sớm hơn (ví dụ vào tháng 7 hoặc tháng 8) nếu bạn đang trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Có an toàn cho phụ nữ mang thai và thai nhi khi tiêm vaccine cúm không?

Câu trả lời là “Có”. Hàng triệu người đã được tiêm vaccine cúm trong nhiều năm qua với kết quả an toàn tuyệt vời. Có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tính an toàn của vaccine cúm đối với phụ nữ mang thai và thai nhi trong bụng họ.

Tiêm vaccine cúm có thể gây sảy thai không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đã tiêm vaccine cúm trong thời kỳ mang thai không có nguy cơ sảy thai tự nhiên cao hơn người không tiêm. Một trong những nghiên cứu này là của CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ). Nghiên cứu bao gồm ba mùa cúm (2012, 2013, 2014) để tìm kiếm bất kỳ nguy cơ sảy thai nào tăng lên ở những người mang thai đã tiêm vaccine cúm trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy bất cứ nguy cơ sảy thai tự nhiên nào tăng lên ở đối tượng nghiên cứu.

Một nghiên cứu nhỏ hơn được thực hiện trước đó, trong mùa cúm 2010 và 2011 và xác định mối liên quan giữa việc tiêm vaccine cúm sớm trong thai kỳ và sảy thai tự nhiên, đặc biệt là ở những người đã tiêm vaccine cúm trong mùa cúm trước đó. Nghiên cứu đưa ra kết luận là tiêm vaccine cúm không làm tăng nguy cơ sảy thai.

Các chuyên gia và CDC khuyến nghị phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine cúm trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ vì bệnh cúm gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và vaccine cúm có thể ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng trong thai kỳ.

Đọc thêm tại bài viết: Cúm ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào?

Phụ nữ mang thai có thể gặp phải những tác dụng phụ nào sau khi tiêm vaccine cúm?

Các tác dụng phụ phổ biến nhất mà phụ nữ mang thai gặp phải sau khi tiêm cúm cũng giống như những tác dụng phụ mà những người khác gặp phải. Các triệu chứng thường nhẹ và bao gồm:

  • Đau nhức, đỏ hoặc sưng tại vị trí tiêm
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Đau nhức cơ
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi

Nếu tác dụng phụ xảy ra, chúng thường bắt đầu ngay sau khi tiêm và thường kéo dài trong 1-2 ngày.

Vaccine cúm cũng giống như các loại vaccine khác, đôi khi chúng có thể gây ra ngất xỉu. Vaccine cúm hiếm khi có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như phản ứng dị ứng nặng. Bất kỳ ai bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vaccine cúm đều không nên tiêm.

Ai không nên tiêm vaccine cúm?

Bất kỳ ai bị dị ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng với bất kỳ thành phần hoặc thành phần nào của một loại vaccine cụ thể (ngoại trừ protein trứng) đều không nên tiêm vaccine cúm.

Tương tự như vậy, những người đã từng bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với liều vaccine cúm trước đó thường không nên tiếp tục tiêm loại vaccine cúm đó nữa, tùy thuộc vào loại vaccine cúm nào gây ra phản ứng dị ứng. Tốt nhất là bạn nên thảo luận về các loại dị ứng mà bạn mắc phải với bác sĩ tư vấn tiêm chủng trước khi thực hiện tiêm bất kỳ loại vaccine nào.

Người mang thai bị dị ứng với trứng có thể tiêm vaccine không?

Người mang thai bị dị ứng với trứng ở bất kỳ mức độ nghiêm trọng nào cũng vẫn có thể tiêm bất kỳ loại vaccine cúm nào (có hoặc không có thành phần trứng) phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của họ. Chỉ cần lưu ý không nên sử dụng vaccine cúm dạng xịt mũi trong thời kỳ mang thai.

Trước đây, người ta khuyến cáo rằng những người bị dị ứng nghiêm trọng với trứng nên tiêm vaccine tại cơ sở y tế nội trú hoặc ngoại trú. Tuy nhiên, bắt đầu từ mùa 2023-2024, các biện pháp an toàn bổ sung không còn được khuyến nghị đối với việc tiêm vaccine cúm cho những người bị dị ứng nghiêm trọng với trứng ngoài các biện pháp được khuyến nghị để tiêm bất kỳ loại vaccine nào, bất kể mức độ nghiêm trọng của phản ứng trước đó với trứng. Tất cả các loại vaccine đều có thể được tiêm ở những nơi có thể phát hiện và điều trị nhanh chóng các phản ứng dị ứng (trung tâm tiêm chủng, trạm y tế, bệnh viện).

Hiệu quả của vaccine

Hiệu quả phòng bệnh của vaccine cúm có thể khác nhau. Khả năng bảo vệ do vaccine cúm thay đổi tùy theo mùa và phụ thuộc một phần vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người được tiêm vaccine cũng như mức độ giống nhau (phù hợp) giữa các loại virus trong vaccine và các loại virus đang lưu hành.

Trong những năm vaccine cúm có sự phù hợp tốt, có thể thấy được lợi ích phòng bệnh đáng kể từ việc tiêm vaccine cúm đối với ngăn ngừa bệnh cúm và các biến chứng. Tuy nhiên, lợi ích của việc tiêm vaccine cúm vẫn sẽ khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của người được tiêm vaccine (chẳng hạn sức khỏe và độ tuổi của họ), loại virus cúm nào đang lưu hành và loại vaccine cúm nào đã được tiêm.

Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vaccine cúm không?

Câu trả lời là “Có”. Những người đang cho con bú nên tiêm vaccine cúm hàng năm để bảo vệ bản thân khỏi bệnh cúm. Tiêm vaccine giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và lây bệnh cúm cho trẻ, do đó cũng bảo vệ trẻ khỏi bệnh cúm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi vì trẻ còn quá nhỏ để được tiêm vaccine cúm.

Phụ nữ đang cho con bú khi tiêm vaccine cúm cũng giúp truyền kháng thể cho con thông qua sữa mẹ.

Nếu bạn đang mang thai và muốn tiêm vaccine cúm, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tiêm trong bất kỳ giai đoạn nào. Tuy nhiên nếu bạn vẫn còn lo sợ việc tiêm cúm có thể gây nên các tác hại không mong muốn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kỹ càng hơn trước khi tiêm.

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM -
Bình luận
Tin mới
  • 01/11/2024

    Tiêm phòng cúm trong thời kỳ mang thai có an toàn hay không?

    Tiêm vaccine cúm là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cúm. Tiêm vaccine cúm trong thời kỳ mang thai được khuyến nghị giúp bảo vệ cả mẹ và em bé khỏi bệnh cúm.

  • 31/10/2024

    Sử dụng thực phẩm bền vững - Khó hay dễ?

    Tại Việt Nam, xu hướng tiêu dùng thực phẩm bền vững tốt cho sức khỏe và môi trường đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, để điều này trở thành hiện thực cần sự thay đổi nhận thức và hành động cụ thể của cả cộng đồng.

  • 31/10/2024

    Củng cố hệ miễn dịch của trẻ với vitamin D3

    Vitamin D3 từ lâu đã được biết đến với vai trò quan trọng trong việc đảm bảo bộ xương chắc khỏe và phát triển chiều cao tối ưu. Không chỉ như vậy, những khám phá khoa học trong nhiều năm trở lại đây ngày càng làm sáng tỏ vai trò lớn hơn của Vitamin D3, đặc biệt là trong việc củng cố hệ thống miễn dịch.

  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

Xem thêm