Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vaccine bệnh zona hoạt động như thế nào?

Bạn có thể giảm khả năng mắc bệnh zona hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nếu bạn mắc bệnh bằng cách tiêm vaccine phòng bệnh zona. Cùng tìm hiểu vaccine bệnh zona hoạt động như thế nào tại bài viết dưới đây.

Bất cứ ai từng bị thủy đậu đều có thể bị bệnh zona. Bệnh thường xảy ra sau này trong cuộc đời hoặc khi hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu. Các vết phồng rộp đau đớn xuất hiện cùng với phát ban thường xuất hiện ở một bên thân, cổ hoặc mặt của bạn. Nóng rát và châm chích là những triệu chứng phổ biến của phát ban giời leo và có thể mất vài tuần để các triệu chứng này biến mất hoàn toàn.

Quy trình tiêm phòng bệnh zona

Bạn không cần phải làm gì nhiều để chuẩn bị tiêm vaccine bệnh zona. Khi đến tiêm phòng, bạn sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về bản thân. Khi đến giờ tiêm, bạn sẽ ngồi trong phòng tiêm và để trần vai.

Bác sĩ sẽ xác nhận danh tính của bạn và sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn. Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm vaccine bệnh zona vào cơ delta trên vai của bạn. Toàn bộ quá trình kéo dài chỉ trong vài giây. Sau khi tiêm vài giây, bác sĩ sẽ băng vết tiêm lại. Bạn có thể rời phòng tiêm mà không cần hướng dẫn hoặc biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào. Bạn nên lên lịch tiêm liều vaccine thứ hai sau khi bạn tiêm liều đầu tiên.

Nhìn lại việc tiêm vaccine varicella-zoster

Mặc dù bệnh thủy đậu và bệnh zona đều do cùng một loại virus  gây ra, nhưng các bệnh này lại có vaccine khác nhau. Vaccine thủy đậu ra mắt lần đầu tiên vào năm 1995, nhưng phải mất khoảng một thập kỉ sau thì vaccine phòng bệnh zona mới được tung ra thị trường. Vaccine phòng bệnh zona đầu tiên là Zostavax, sản xuất vào năm 2006. Tuy nhiên, vaccine này đã bị ngừng lưu hành trên thị trường vào năm 2020, sau khi một loại vaccine khác là Shingrix được tung ra thị trường vào năm 2017. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ khuyến nghị rằng bất kỳ ai đã tiêm Zostavax nên được tiêm lại bằng vaccine Shingrix.

Ai cần tiêm ngừa bệnh zona?

Bất cứ ai bị thủy đậu đều có thể mắc bệnh zona, nhưng những người mắc bệnh thủy đậu không phải là những người duy nhất có nguy cơ mắc bệnh zona. CDC của Mỹ khuyến cáo rằng tất cả người lớn trên 50 tuổi và người trưởng thành trên 19 tuổi có một số vấn đề sức khỏe nhất định nên tiêm vaccine phòng bệnh zona.

Đọc thêm bài viết: Bạn có thể bị zona khi chưa từng bị thủy đậu không?

Bạn nên lên kế hoạch tiêm vaccine bệnh zona nếu bạn:

  • đã bị bệnh zona trước đây
  • đã từng tiêm vaccine Zostavax
  • đã được tiêm phòng bệnh thủy đậu
  • bị thủy đậu

Ai không nên tiêm phòng vaccine zona?

Ba nhóm người tuyệt đối không nên tiêm vaccine bệnh zona là:

  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người đang bị bệnh zona
  • Người có phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine Shingrix

Nếu bạn đang mang thai hoặc hiện đang mắc bệnh zona, tốt nhất bạn nên đợi hết thai kì hoặc tình trạng bệnh zona của bạn khỏi hẳn mới đi tiêm vaccine. Đôi khi sẽ rất khó cho bạn biết liệu bạn có bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine hay không, vì vậy bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn có thể bị dị ứng hoặc những phản ứng trước đây mà bạn đã trải qua sau khi tiêm vaccine.

Các tác dụng phụ có thể có khi tiêm phòng vaccine bệnh zona là gì?

Hầu hết các tác dụng phụ của vaccine phòng bệnh zona đều hạn chế và có tác dụng ngắn. Các tác dụng phụ thường xuất hiện trong vài ngày sau liều vaccine đầu tiên hoặc liều thứ hai và biến mất trong vài ngày.

Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vaccine:

  • đau nhức cánh tay hoặc đau nơi tiêm vaccine
  • sưng hoặc đỏ tại chỗ tiêm
  • mệt mỏi
  • đau cơ
  • đau đầu
  • rùng mình
  • sốt
  • đau bụng
  • buồn nôn

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Hầu hết các tác dụng phụ của vaccine chủng ngừa bệnh zona sẽ tự hết trong vòng vài ngày sau khi tiêm ngừa hoặc có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen. Trong trường hợp bạn bị phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine, bạn nên gọi cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế.

Tuy rất hiếm xảy ra nhưng nếu bạn bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vaccine bệnh zona thì bạn cần gọi cấp cứu ngay nếu có các triệu chứng nguy hiểm dưới đây:

  • phát ban
  • sưng mặt hoặc cổ họng
  • khó thở
  • rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh bất thường
  • chóng mặt
  • người yếu, mệt

Đọc thêm bài viết: Một người có thể bị zona nhiều lần không?

Khi nào bạn nên tiêm phòng bệnh zona?

Hầu hết mọi người nên được chủng ngừa bệnh zona ở độ tuổi 50 trở lên. Những người từ 18 tuổi trở lên có vấn đề sức khỏe hoặc dùng thuốc điều trị gây suy yếu hệ thống miễn dịch nên cân nhắc tiêm vaccine bệnh zona trước 50 tuổi. Đối với những người tiêm vaccine từ 50 tuổi trở lên, không có thời gian cụ thể và không có độ tuổi tối đa khi nào bạn nên tiêm vaccine.

Bạn có thể tiêm riêng vaccine phòng bệnh zona hoặc tiêm cùng với các loại vaccine khác, như vaccine cúm hoặc viêm phổi. Thông thường, vaccine phòng bệnh zona được tiêm làm hai liều và liều thứ hai được tiêm sau liều đầu tiên từ 2 - 6 tháng.

Đối với những người đang chủng ngừa bệnh zona vì suy giảm miễn dịch, có thể tiêm liều thứ hai sớm hơn, khoảng 1 - 2 tháng sau liều đầu tiên. Trong trường hợp này, nếu có thể, bạn nên tiêm phòng bệnh zona khi bệnh của bạn đã thuyên giảm và bạn không còn phải dùng thuốc ức chế miễn dịch nữa. Bên cạnh đó, bạn có thể tiêm vaccine trước khi sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch.

Bạn có nên chủng ngừa bệnh zona nhiều lần không?

Theo CDC của Mỹ, loại vaccine phòng bệnh zona nên được tiêm đủ 2 liều cách nhau 2 - 6 tháng sau đó không cần tiêm nhắc lại. Không có giới hạn về độ tuổi khi bạn có thể được tiêm vaccine; khả năng bảo vệ của vaccine phòng bệnh zona vẫn kéo dài trong 7 năm đầu tiên và vẫn có hiệu lực sau đó. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về tần suất bạn nên tiêm phòng bệnh zona dựa trên tình trạng miễn dịch của cơ thể và các mối quan tâm về sức khỏe của bạn.

Các câu hỏi thường gặp

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi tiêm vaccine bệnh zona?

Thực sự không có bất cứ điều gì bạn cần làm để chuẩn bị cho việc chủng ngừa bệnh zona.

Cần tiêm bao nhiêu mũi vaccine phòng bệnh zona?

Tiêm phòng vaccine bệnh zona bao gồm 2 mũi, cách nhau từ 2 đến 6 tháng.

Có bất kỳ hạn chế nào khi tiêm phòng bệnh zona không?

Bạn không nên chủng ngừa bệnh zona nếu bạn đang mang thai, nếu bạn bị nhiễm bệnh zona đang hoạt động hoặc nếu trước đây bạn có phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine. Nếu bạn đủ điều kiện tiêm vaccine và được tiêm vaccine thì không có lưu ý nào sau đó.

Bạn có thể tiêm vaccine phòng bệnh zona cùng lúc với vaccine COVID-19 không?

Bạn có thể tiêm vaccine phòng bệnh zona cùng với một số loại vaccine khác, chẳng hạn như cúm hoặc viêm phổi, nhưng CDC Mỹ vẫn đang điều tra về mức độ an toàn của việc tiêm vaccine bệnh zona cùng với vaccine COVID-19.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm