Những sự thật thú vị về nhiệt độ cơ thể
Phụ nữ luôn cảm thấy lạnh hơn nam giới
Phụ nữ có lượng mỡ cơ thể nhiều hơn nam giới và thông thường, mỡ của phụ nữ sẽ tập trung nhiều ở phần trung tâm cơ thể và giúp giữ ấm các cơ quan nội tạng bên trong, chứ không phải là các chi. Nhưng khi bàn tay và bàn chân của bạn bị lạnh, thì phần còn lại của cơ thể cũng sẽ bị lạnh theo, theo bác sỹ Kathryn Sandberg, giám đốc trung tâm nghiên cứu về khác biệt giới về sức khỏe, lão hóa và bệnh tật tại Đại học Georgetown cho biết.
Các nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng, phụ nữ có ngưỡng chịu lạnh thấp hơn nam giới. Khi phụ nữ và nam giới cùng tiếp xúc với một ngưỡng nhiệt độ lạnh, thì các mạch máu ở ngón tay phụ nữ co lại nhiều hơn nam giới. Đó là lý do giải thích vì sao ngón tay phụ nữ thường đổi màu trắng nhanh hơn khi gặp nhiệt độ lạnh (và do vậy, khả năng chịu lạnh cũng kém hơn) so với nam giới.
37 độ C là tiêu chuẩn vàng sau khi một bác sỹ người Đức tên là Carl Reinhold August Wunderlich đo thân nhiệt của hàng nghìn bệnh nhân trong thế kỷ 19. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng, con số này đã không còn đúng nữa, theo như Real Clear Science.
Sử dụng một nhiệt kế chính xác hơn, các nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland đã chỉ ra rằng, nhiệt độ trung bình của cơ thể con người là vào khoảng 36.78 độ C, nhưng không phải lúc nào nhiệt độ cơ thể cũng chính xác với con số này. Thân nhiệt sẽ thay đổi trong suốt cả ngày, từ khoảng 36.4 độ C vào lúc 6 giờ sáng cho đến 36.94 độ C vào 6 giờ chiều. Trên thực tế, kể cả nếu nhiệt độ cơ thể ở ngưỡng 37.5 độ C thì bạn vẫn được coi là khỏe mạnh.
Càng lớn tuổi, nhiệt độ cơ thể bạn càng thấp
Thân nhiệt của bạn không ổn định ở một ngưỡng nhiệt độ cố định. Cứ mỗi 10 năm, thân nhiệt của bạn lại có thể giảm đi một chút và sự thay đổi này trở nên đặc biệt quan trọng ở người cao tuổi. Theo tờ New York Times, chỉ cần giảm một vài độ thôi cũng có thể dẫn đến tình trạng sốt không phát hiện được. Trong một nghiên cứu xuất bản trên Journal of the American Geriatric Society, có khoảng một nửa số người bệnh mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng vẫn có nhiệt độ cơ thể dưới 38.3 độ C, mặc dù mức thay đổi nhiệt độ cơ thể của họ là rất lớn.
Bạn sẽ không mất quá nhiều nhiệt qua đầu
Đầu của bạn chỉ chiếm khoảng 10% diện tích bề mặt cơ thể. Và nếu ai đó nói với bạn rằng 75% nhiệt cơ thể sẽ tỏa ra ở đầu thì có nghĩa là đầu mất nhiệt nhiều hơn các phần khác của cơ thể khoảng 40 lần, và điều này là vô lý – tiến sỹ Richard Ingebretsen, một chuyên gia tại trường Đại học Y Utah cho biết.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, lượng nhiệt mà bạn mất qua đầu cũng chỉ tương tự như lượng nhiệt bạn bị mất qua các phần khác của cơ thể. Nguyên nhân thực sự khiến chúng ta mất nhiệt ở vùng đầu nhiều hơn đó là khi thời tiết trở lạnh, thì hầu như tất cả các phần khác của cơ thể đều có quần áo để che chắn, tránh mất nhiệt, nhưng vùng đầu thì rất hiếm khi được đội mũ hoặc quấn khăn.
Sốt là một điều tốt
Sốt chính là cách cơ thể chống lại các loại vi khuẩn. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Leukocyte Biology chỉ ra rằng, việc tăng nhiệt độ cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Bị sốt có thể sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu, nhưng các nghiên cứu và rất nhiều báo cáo đã cho thấy rằng, sốt chính là cách để biết được hệ miễn dịch của bạn vẫn đang hoạt động hiệu quả.
Tiến sỹ John Wherry, tổng biên tập của tờ tạp chí trên cho biết: Chúng ta đã từng nghĩ rằng, khi bị sốt, thì các loại vi sinh vật đã xâm nhập vào cơ thể chúng ta sẽ không thể nhân lên được nữa. Nhưng những bằng chứng gần đây cho thấy, không phải do vi khuẩn không nhân lên được mà là do hệ miễn dịch của chúng ta được tăng cường chức năng khi chúng ta bị sốt. Mặc dù nếu thân nhiệt tăng quá cao thì có thể là một dấu hiệu nguy hiểm và cần được theo dõi chặt chẽ, nhưng nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, cần xem xét lại về việc khi nào nên điều trị các cơn sốt nhẹ và điều trị như thế nào cho hợp lý.
Đúng vậy, mũi của bạn sẽ nóng lên (chứ không phải dài ra) khi bạn nói dối. Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Granada đã sử dụng hình ảnh mô tả thân nhiệt và phát hiện ra rằng, nói dối sẽ khiến chúng ta cảm thấy lo lắng, và do vậy, sẽ khiến mũi và các vùng gần mắt tăng nhiệt độ.
Thân nhiệt có thể ảnh hưởng đến cân nặng
Năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Italia và Mỹ đã xuất bản một nghiên cứu trên tạp chí Chronobiology nói về những phát hiện thú vị về việc tại sao một số người lại dễ béo hơn những người khác. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, béo phì có liên quan với việc giảm đáng kể nhiệt độ ở vùng trung tâm cơ thể trong suốt thời gian ban ngày. So với người gầy hoặc bình thường, thì khả năng chuyển năng lượng (calo) thành nhiệt của người béo là kém hơn, do vậy, theo thời gian, việc này có thể dẫn đến tình trạng tăng cân (khoảng 2kg/năm, phụ thuộc vào lối sống của mỗi người). Các tác giả nghiên cứu gọi sự suy giảm này là “khuyết tật về mặt sinh học” và có thể dự đoán trước tình trạng béo phì. Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác nhận kết quả này, nhưng khám phá mới này có thể mở ra một hướng điều trị mới cho những người bị béo phì.
Thân nhiệt có thể ảnh hưởng đến việc ngủ của bạn
Ngay trước khi chúng ta chìm vào trong giấc ngủ, cơ thể sẽ bắt đầu mất một chút nhiệt vào trong môi trường. Và việc thay đổi nhiệt độ nhẹ này sẽ giúp chúng ta chìm vào trong giấc ngủ và ngủ lâu hơn, theo như những thông tin của Khoa nghiên cứu về giấc ngủ tại Đại học Y Harvard. Đó là lý do vì sao những người bị mất ngủ được khuyên nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Bởi việc giảm nhiệt độ cơ thể sau khi tắm nước ấm có thể sẽ gửi tín hiệu đến não bộ và làm bạn cảm thấy buồn ngủ hơn.
Rượu sẽ không làm bạn cảm thấy ấm hơn
Do vậy, bạn nên suy nghĩ thật kỹ nếu muốn dùng rượu để làm ấm cơ thể trong những ngày lạnh giá. Phản ứng đầu tiên của cơ thể khi gặp lạnh là co mạch để bảo tồn lượng nhiệt của cơ thể. Nhưng rượu sẽ có tác dụng ngược lại: rượu sẽ làm các mạch máu ngoại vi của bạn giãn ra, và do vậy, sẽ khiến bạn bị mất nhiệt ra môi trường bên ngoài. Cảm giác ấm lên bạn cảm nhận được ở ngoài da sau khi uống rượu chỉ là cảm giác giả mà bạn cảm nhận được khi thời tiết lạnh. Rượu thực ra sẽ làm thân nhiệt vùng trung tâm của bạn giảm xuống và có thể dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt trong những trường hợp nghiêm trọng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khi nào nhiệt độ cơ thể bé ở ngưỡng nguy hiểm?
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.