Vì sao bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm chủng?
Bạn sẽ thật sự kinh ngạc và băn khoăn với câu hỏi: Tại sao con tôi/ tôi mắc bệnh này? Con tôi/ tôi đã tiêm chủng rồi cơ mà!
Sẽ có nhiều người cho rằng đó là do vắc xin không đạt tiêu chuẩn. Đừng vội phán xét gì cả, hãy tìm hiểu 5 lý do giải thích cho hiện tượng này và biện pháp giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình trước những bệnh dịch nguy hiểm. Xin lưu ý, đây là lời khuyên của các chuyên gia y tế, bạn nhé.
1. Miễn dịch của bạn không kéo dài vĩnh viễn
Miễn dịch hình thành trong cơ thể do đáp ứng với vaccin sẽ yếu dần theo thời gian. Đôi khi bạn sẽ cần phải tiêm một liều nhắc lại để kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Ví dụ, miễn dịch với bệnh ho gà yếu dần theo thời gian, nên Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo tất cả người lớn từ 19 – 64 tuổi nên kích thích lại hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách tiêm nhắc lại một liều vaccin Tdap (phòng uốn ván, bạch hầu, ho gà). Ho gà là một căn bệnh có thể gây tử vong ở trẻ em và thường lây từ người lớn.
Để tăng cường miễn dịch với bệnh uốn ván, CDC khuyến cáo nên tiêm một liều nhắc lại khi trẻ được 11 – 12 tuổi, ngay cả khi trẻ đã được tiêm đúng liều chỉ định khi còn nhỏ, và một mũi nhắc lại cho người lớn mỗi 10 năm một lần.
Nếu bạn tuân thủ theo đúng lịch tiêm chủng được khuyến cáo, vaccin sẽ phát huy gần như 100% hiệu quả.
2. Tác nhân gây bệnh biến đổi theo thời gian
Virus cúm gây bệnh cúm trên người gần như biến đổi theo từng mùa. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học luôn phải tìm ra những loại vaccin cúm hàng năm để đối phó với căn bệnh này. Mỗi năm, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu về chu trình hoạt động của các virus và dự đoán loại virus nào sẽ chiếm ưu thế trong mùa cúm sắp tới để sản xuất ra những loại vaccin mới phòng bệnh thích hợp. Nếu vaccin và loại virus cần tiêu diệt có sự tương hợp cao, vaccin có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc cúm từ 70 – 90% ở người lớn.
Do đó, các bác sỹ khuyến cáo cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn, bao gồm cả phụ nữ có thai (là đối tượng đặc biệt quan trọng) nên tiêm một liều vaccin cúm hàng năm.
3. Không tiêm đủ liều vaccin để phát huy hiệu quả bảo vệ tối ưu
Nếu bạn không tiêm đủ liều vaccin phòng bệnh, bạn sẽ không thu được hiệu quả miễn dịch bảo vệ cơ thể trước căn bệnh đó.
Ví dụ điển hình là vaccin phòng thủy đậu ở mũi tiêm đầu tiên tạo ra khoảng 78 – 79% tác dụng miễn dịch. Sau khi tiêm liều khuyến cáo thứ hai, miễn dịch thu được đối với bệnh mức độ nhẹ là vào khoảng 90% và gần 100% đối với bệnh nặng. Nói cách khác, có khoảng 10% khả năng vaccin sẽ không phát huy được tác dụng đối với bệnh thủy đậu dạng nhẹ, nhưng gần như là không có ai khi được tiêm phòng đầy đủ sẽ bị mắc bệnh nặng. Điều này có nghĩa là bạn cần tiêm ít nhất 02 mũi vaccin phòng thủy đậu để có được hiệu quả phòng bệnh cao nhất.
4. Cơ thể không tạo ra đủ đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vaccin
Tình trạng sức khỏe, tuổi tác và yếu tố gen có ảnh hưởng đến khả năng hình thành miễn dịch để đối phó với bệnh tật sau khi được tiêm phòng. Đó là lý do tại sao trong một số trường hợp vaccin sẽ không có hiệu quả tốt trên đối tượng người già và người bị suy giảm miễn dịch do một số bệnh khác.
5. Cơ thể không có đủ thời gian để tạo ra đáp ứng miễn dịch
Thường phải mất khoảng ít nhất 2 tuần để cơ thể bạn có thể xây dựng đủ một hàng rào miễn dịch khỏe mạnh sau khi được tiêm vaccin. Nếu bạn bị nhiễm bệnh ngay sau khi vừa tiêm vaccin, cơ thể bạn chưa tạo được miễn dịch do vậy vaccin vừa dùng không kịp bảo vệ được bạn.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bị nhiễm bệnh sau khi đã tiêm vaccin?
Nếu khả năng này xảy ra thì mức độ bệnh thường là nhẹ. Ví dụ như những trẻ đã được chủng ngừa thủy đậu mà vẫn mắc phải căn bệnh này thường bị nhẹ hơn, với ít mụn nước hơn, sốt nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn là những trẻ bị nhiễm bệnh khi chưa được tiêm vaccin.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vắc xin hoạt động thế nào?
Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.
Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.
Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.