Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tầm quan trọng của vaccin bại liệt

Bại liệt là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại virus sống trong đường tiêu hóa, là một trong những nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu tại Mỹ và nhiều quốc gia.

Bệnh bại liệt trẻ em là một bệnh truyền nhiễm do virus bại liệt lây qua đường tiêu hóa gây ra. Virus sẽ gây viêm sừng trước tủy sống, rồi dẫn đến bị liệt hai chi dưới, nếu không điều trị kịp thời sẽ bị tàn tật vĩnh viễn. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 1-5 tuổi và hay xuất hiện ở mùa hè thu.

Hiện nay chúng ta có thể phòng bệnh này bằng vaccin bại liệtKể từ khi được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia vào năm 1955, bệnh bại liệt đã được thanh toán ở Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ở một số quốc gia bệnh vẫn còn khá phổ biến. Vì lý do đó, vaccin phòng bại liệt vẫn là một trong những vaccin bắt buộc nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia cho trẻ em.

Vaccin bại liệt được sử dụng như thế nào?

Trước năm 2000, vaccin bại liệt đường uống làm từ các virus sống (OPV) được sử dụng trên toàn thế giới. Mặc dù các vaccin sống tỏ ra khá hiệu quả trong việc bảo vệ cơ thể chống bệnh bại liệt, nhưng có một số ca mắc bại liệt hàng năm lại do chính bản thân vaccin sống gây ra. Vào năm 2000, Bộ y tế Hoa Kỳ đã đổi sang dạng vaccin bại liệt làm bất hoạt (IPV). Việc sử dụng vaccin làm từ virus đã được làm bất hoạt không có khả năng gây bệnh, vaccin IPV được sử dụng dưới dạng tiêm ở tay hoặc chân.

Những đối tượng cần tiêm vaccin bại liệt

Tất cả mọi người nên được tiêm vaccin bại liệt khi còn nhỏ. Trẻ em nên được tiêm 4 liều vaccin IPV tại các thời điểm sau:

  • 1 liều vào lúc 2 tháng tuổi
  • 1 liều vào lúc 4 tháng tuổi
  • 1 liều vào lúc 6 – 18 tháng tuổi
  • 1 liều nhắc lại vào 4 – 6 tuổi

IPV có thể được tiêm vào cùng thời điểm với các loại vaccin khác.

Do hầu như tất cả mọi người đều đã được tiêm vaccin khi còn nhỏ nên việc chủng ngừa bại liệt thường xuyên là không được khuyến cáo đối với người trên 18 tuổi. Tuy nhiên, 3 nhóm đối tượng có nguy cơ cao tiếp xúc với virus bại liệt nên cân nhắc về việc dùng nhắc lại bao gồm:

  • Những người đi du lịch tới các khu vực vẫn tồn tại bệnh bại liệt
  • Những người làm việc trong các phòng thí nghiệm có tiếp xúc với virus bại liệt
  • Những nhân viên y tế có tiếp xúc gần với những người có thể bị nhiễm virus bại liệt

Nếu bạn nằm trong một trong 3 nhóm đối tượng trên, bạn nên đi tiêm nhắc lại vaccin. Trường hợp bạn chưa từng được tiêm vaccin phòng bại liệt, bạn nên tiêm 3 liều vaccin bại liệt IPV:

  • Liều thứ nhất vào bất cứ thời điểm nào
  • Liều thứ hai sau từ 1 – 2 tháng
  • Liều thứ ba sau 6 – 12 tháng tiếp theo sau liều thứ hai

Nếu bạn đã từng sử dụng 1 – 2 liều vaccin bại liệt trước kia, bạn vẫn nên tiêm nốt 1 - 2 mũi còn lại.

Những đối tượng không nên sử dụng vaccin  bại liệt

  • Những đối tượng đã từng bị dị ứng nghiêm trọng với vaccin bại liệt
  • Những đối tượng đã từng bị dị ứng nghiêm trọng với các kháng sinh như streptomycin, polymyxin B, neomycin

Mặc dù chưa ghi nhận tác dụng phụ nào trên đối tượng phụ nữ mang thai đã được sử dụng vaccin, tuy nhiên phụ nữ có thai nên tránh tiêm vaccin bại liệt nếu có thể. Những bà bầu thuộc một trong ba nhóm khuyến cáo nên tiêm vaccin nêu trên nên trao đổi với bác sỹ về việc tiêm một liều vaccin IPV theo lịch dành cho người lớn.

Những tác dụng không mong muốn của vaccin bại liệt

Một số người sau khi tiêm vaccin bại liệt có thể bị đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 cách giảm đau cho trẻ khi đi tiêm chủng

Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm