Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khám phá 6 hiểu lầm về sức khỏe phổ biến

Ngày nay, việc cố gắng ăn uống và luyện tập trong khi vẫn đảm bảo các công việc tại nơi làm việc và ở nhà là một thử thách lớn với nhiều người. Và rồi, bạn đọc được một bài báo về sức khỏe mà một người bạn vừa chia sẻ và lại có thêm các vấn đề khác về sức khỏe khiến bạn phải lo lắng.

Tuy nhiên, đừng vội quá lo lắng như vậy. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những hiểu lầm hết sức phổ biến (nhưng hoàn toàn sai lầm) mà bạn đã tin là thật trong một khoảng thời gian rất dài nhé!

Bẻ ngón tay gây ra bệnh viêm khớp

Chắc chắn rằng bẻ ngón tay không phải là hành động nên làm ở những nơi cần sự yên tĩnh (ví dụ như thư viện). Nhưng thói quen bẻ ngón tay không phải là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp.

Bệnh viêm khớp phát triển là do sụn bên trong khớp bị vỡ và làm cho xương cọ xát trực tiếp lên nhau. Các khớp được bao bọc bởi một màng hoạt dịch chứa chất hoạt dịch có tác dụng bôi trơn và ngăn không cho các xương cọ xát lên nhau. Khi bạn bẻ ngón tay, tức là bạn kéo các khớp ra xa nhau và làm các bong bong khí hình thành trong lớp chất dịch này. Khi những bong bóng khí này vỡ, sẽ tạo ra các âm thanh "lắc rắc" quen thuộc.

Mặc dù không gây ra viêm khớp, nhưng thói quen bẻ ngón tay cũng không thật sự tốt cho bạn. Chưa có bằng chứng chứng minh mối liên quan giữa thói quen này và bệnh viêm khớp, nhưng thường xuyên bẻ ngón tay có thể làm yếu màng hoạt dịch và làm các khớp xương dễ vỡ hơn. Thói quen này cũng có thể dẫn đến sưng phù tay và làm yếu lực của tay khi bạn nắm tay lại.

Và, chắc chắn thói quen này làm ngón tay của bạn trông có vẻ thô và xấu xí hơn! Hãy cân nhắc xem bạn có nên làm như thế không nhé.

Đi ra ngoài khi tóc còn ướt sẽ làm bạn bị ốm

Hiểu lầm này lại lôgic một cách ghê gớm. Bạn vừa gội đầu sạch và bạn có một mái đầu lạnh, với mái tóc ẩm ướt – việc này sẽ dễ làm bạn tiếp xúc với vi khuẩn và virus bay trong không khí hơn.

Tuy nhiên, việc ra khỏi nhà ngay sau khi tắm gội không làm bạn bị ốm, trừ khi bạn đã bị ốm từ trước đó.

Nghiên cứu tại trung tâm U.K’s Common Cold đã kiểm tra giả thuyết rằng liệu làm lạnh cơ thể có thật sự làm tăng nguy cơ bị nhiễm virus cảm lạnh thông thường hay không. Kết quả là không, việc này không làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh nhưng có thể gây ra các triệu chứng cảm lạnh nếu bạn đã có sẵn virus trong người.

Do vậy, nếu bạn lo lắng rằng mình sẽ bị ốm mà ngày mai bạn lại có cuộc họp rất quan trọng, thì tốt nhất bạn nên sấy khô tóc trước khi ra ngoài.

Bồn cầu bẩn có thể làm lây truyền các bệnh lây qua đường tình dục

Nhà vệ sinh của trạm xăng hay các trạm dừng chân nhếch nhác có thể là nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn khi đi du lịch đường dài, nhưng việc đó gần như không thể làm bạn mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có nguyên nhân là do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Và theo Trung tâm y tế  Beth Israel Deaconess Medical Center, chỉ những vi sinh vật gây bệnh lây truyền qua đường tình dục như rận hoặc Trichomonas mới thực sự có thể lây truyền bệnh cho bạn nếu bạn ngồi ở bồn cầu bẩn. Kể cả như vậy, thì khả năng lây nhiễm cũng rất rất thấp. Vùng sinh dục của bạn cần phải tiếp xúc trực tiếp với bồn cầu trong khi các vi sinh vật này còn sống ở trên đó. Nhưng bồn cầu không phải là môi trường thuận lợi để những vi sinh vật dạng này phát triển.

Không uống đủ 8 ly nước một ngày là không tốt

Đây là một hiểu lầm về việc uống nước rất phổ biến và tồn tại từ rất lâu. Cơ thể chúng ta là một cỗ máy hoạt động vô cùng hiệu quả và nó sẽ báo cho chúng ta biết khi có điều gì đó không ổn. Rất nhiều thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đã có chứa nước rồi.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), một người khỏe mạnh có thể đáp ứng đủ nhu cầu uống nước hàng ngày bằng 2 việc làm đơn giản: uống nước khi khát và uống nước trong khi ăn.

Các chất chống mồ hôi và khử mùi có thể gây ung thư

Từ lâu, đã có những khẳng định cho rằng các chất chống mồ hôi và khử mùi cơ thể có chứa các chất độc hại, gây ung thư, như paraben và aluminum. Những chất này có thể được hấp thu qua da khi bạn sử dụng các sản phẩm này. Nhưng các nghiên cứu lại không chứng minh được điều này.

Viện Nghiên cứu Ung thư quốc gia ở Mỹ chỉ ra rằng, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh những chất hóa trong có trong các sản phẩm chống mồ hôi và khử mùi có thể gây ung thư. Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng phá tan những quan điểm cho rằng paraben có thể ảnh hưởng đến lượng estrogen và từ đó dẫn đến ung thư.

Uống rượu, với bất kỳ số lượng như thế nào cũng ảnh hưởng xấu đến bạn

Rượu khi bị lạm dụng, có thể ảnh hưởng đến khả năng đưa ra phán đoán của bạn và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Đó là lý do vì sao Bộ Y tế Hoa kỳ đưa ra hướng dẫn về lượng rượu nên hạn chế uống mỗi ngày: không quá 2 ly một ngày với nam giới và không quá 1 ly một ngày với nữ giới. Tuy nhiên, không phải rượu hoàn toàn có hại với não, ít nhất là qua một số nghiên cứu.

Gần đây, một nghiên cứu chỉ ra rằng, uống rượu với lượng nhỏ hoặc vừa phải không ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, khả năng ghi nhớ hay kỹ năng vận động tinh ở người trưởng thành. Ở những người trung niên, một nghiên cứu khác cho thấy uống rượu thậm chí còn cải thiện chức năng nhận thức, bao gồm khả năng về ngôn ngữ và tích lũy thông tin. Do vậy, miễn là bạn không lạm dụng rượu, còn nếu không, rượu sẽ không gây ra nhiều tổn thương cho não.

Thông tin thêm tham khảo tại bái viết: 8 hiểu lầm về thói quen vệ sinh 

PGs.Ts.Bs. Phạm Văn Hoan - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm