Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng tránh nhiễm trùng tại gia đình

Khi con bạn hay một thành viên trong gia đình bị ho hay cảm cúm, có nhiều việc quan trọng bên cạnh rửa tay đúng cách để có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm sang thành viên khác.

Một số chuyên gia gọi những bước này bằng một thuật ngữ đó là “vệ sinh hô hấp” và chúng sẽ vô cùng hiệu quả nếu được tuân thủ cẩn thận. Chẳng hạn như để bảo vệ con bạn khi chúng bị ốm khỏi việc tiếp xúc với những chất tiết chứa nhiều vi trùng bay lơ lửng trong không khí của những người khác hay từ đồ chơi hay những vật dụng gia đình, chúng ta có thể.
 
Bạn có thể hướng dẫn trẻ:
  • Sử dụng khăn giấy khi ho và hắt hơi. Bỏ khăn giấy vào sọt rác ngay lập tức sau khi sử dụng.
  • Khuyên trẻ không nên dùng tay che miệng khi ho hay hắt hơi do vi trùng từ bàn tay khi trẻ chạm vào người khác hay đồ vật có thể lây nhiễm sang niêm mạc miệng. Phần lớn vi trùng bị lây nhiễm từ con đường tiếp xúc bằng tay chứ ít khi qua không khí. Có thể hướng dẫn trẻ ho hay hắt hơi khi không có khăn giấy bằng cách lấy khuỷu tay che miệng, để làm hạn chế sự lây truyền vi khuẩn bằng lòng bàn tay.
  • Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên dạy trẻ cách xì mũi bằng khăn giấy.
  • Không cho trẻ dùng chung núm vú, cốc uống nước, thìa đũa, khăn tắm hay bàn chải đánh răng khi trẻ bị ốm.

Lau dọn và tiệt trùng nhà cửa

Có thể việc lau dọn nhà cửa không phải là công việc yêu thích nhất của bạn, tuy nhiên nếu bạn chỉ cần dành một vài phút để tiêu diệt sạch vi trùng đặc biệt trong bếp và phòng tắm thôi thì điều đó cũng là đủ để giữ cho các con của bạn luôn khỏe mạnh.

Sau khi nấu ăn xong, hãy rửa các dụng cụ nhà bếp bằng nước xà phòng ấm và tiệt trùng bằng các dung dịch thuốc tẩy gia dụng. Vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển rất nhanh trên các loại thực phẩm sống như thịt bò, thịt gà.

Trong phòng tắm, sử dụng loại dung dịch tẩy trùng tương tự để làm sạch toilet, bồn rửa mặt và các bề mặt khác. Điều này đặc biệt quan trọng khi một thành viên nào đó trong gia đình bị mắc một căn bệnh truyền nhiễm nào đó, đặc biệt là căn bệnh có thể gây tiêu chảy.

Đồng thời, nên thường xuyên làm sạch khu vực bạn dùng để thay tã cho trẻ. (Lưu ý để những dung dịch tiệt trùng xa tầm tay trẻ em). Tránh việc thay tã ở khu vực nấu ăn hay bàn ăn.

Một số vi trùng có khả năng sống sót và phát triển trong nhiều giờ liền trừ khi bạn tiến hành các quy tắc vệ sinh để loại bỏ chúng. Sau khi tẩy trùng bằng xà phòng và thuốc tiệt khuẩn, làm khô bề mặt bằng khăn giấy hoặc một miếng vải sạch. Sau khi lau dọn xong nên nhớ rửa sạch tay bằng xà phòng.

Thao tác an toàn với thực phẩm

Thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày rất dễ bị nhiễm khuẩn gây đau bụng, nôn mửa và các triệu chứng tồi tệ khác. Để hạn chế vấn đề này, bạn hãy thử một số việc sau:

  • Lau rửa bề mặt nhà bếp và các dụng cụ nấu ăn đồng thời rửa tay sạch trước và sau khi chuẩn bị bữa ăn.
  • Rửa sạch thớt và các bề mặt dùng để thái thức ăn sống sau khi sử dụng. Tránh sử dụng chung thớt để chuẩn bị cả đồ ăn sống và chín hay thực phẩm không cần qua nấu nướng (salad, rau, hoa quả...).
  • Rửa sạch rau sống và trái cây trước khi ăn.
  • Hạn chế ăn trứng sống hay chưa nấu chín.
  • Đồ đông lạnh sau khi rã đông phải được chế biến ngay lập tức.
  • Luôn rửa sạch dụng cụ nấu ăn trong quá trình nấu.
  • Đối với thực phẩm thừa không sử dụng hết, cần bảo quản chúng một cách thích hợp trong tủ lạnh hoặc tủ đông  để hạn chế sự phát triển của vi trùng. Không nên để các thực phẩm dễ bị hỏng một vài giờ ngoài không khí.

Trên đây là những quy tắc vệ sinh thực hành để phòng tránh nhiễm trùng cho gia đình bạn. Nếu tuân thủ theo đúng những bước này, bạn sẽ tiến được một bước khá xa trong việc giúp đỡ con cái mình cũng như các thành viên trong gia đình tránh được các vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giúp trẻ ít phải nghỉ học do bị ốm hơn, bạn cũng sẽ ít phải nghỉ làm để chăm sóc trẻ hơn, ít phải đến bệnh viện hơn và chi phí cho thuốc men cũng sẽ giảm đáng kể. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 thói quen hôm nay cho cuộc sống khỏe mạnh 10 năm sau

Ths.Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm