Bệnh tay - chân - miệng có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với bàn tay không rửa sạch hoặc các bề mặt có chứa virus.
Đặc điểm nổi bật
Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh tay - chân - miệng cao nhất. Trong đa số các trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị sau 7 đến 10 ngày.
Virus có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với bàn tay không sạch hoặc các bề mặt bị nhiễm phân. Nó cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc với nước bọt, phân hoặc các dịch tiết đường hô hấp của người bệnh.
Bệnh tay, chân và miệng được đặc trưng bởi các vết loét hoặc mụn nước ở miệng và ban đỏ, mụn nước trên bàn tay và bàn chân. Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi khác nhau đều có thể bị bệnh, nhưng bệnh thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Thông thường, nếu không có biến chứng thì các triệu chứng của bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày.
Các triệu chứng của bệnh tay - chân - miệng là gì?
Các triệu chứng bắt đầu biểu hiện sau ba đến bảy ngày nhiễm virus. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Khi các triệu chứng xuất hiện, các triệu chứng này có thể là:
Sốt và viêm họng thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh tay - chân - miệng. Các ban đỏ và mụn nước đặc trưng xuất hiện sau, thường từ một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt.
Nguyên nhân gây bênh tay - chân - miệng
Bệnh tay - chân - miệng thường do một loại coxsackievirus gây ra, hay gặp nhất là coxsackievirus A16. Coxsackievirus là một phần của nhóm siêu vi gọi là Enteroviruses. Trong một số trường hợp, các loại virus khác trong nhóm Enterovirus có thể gây ra bệnh tay - chân - miệng.
Virus có thể lây lan dễ dàng từ người sang người. Bạn hoặc con bạn có thể mắc bệnh tay - chân - miệng khi tiếp xúc với người bệnh thông qua:
Các giọt nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp li ti trong không khí sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi
Bệnh tay, chân và miệng cũng có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với bàn tay không rửa sạch của người bệnh hoặc các bề mặt có chứa virus.
Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh tay - chân - miệng cao nhất. Nguy cơ còn tăng lên nếu trẻ đi nhà trẻ mẫu giáo hoặc đi học ở trường, virus có thể lây lan nhanh chóng trong những điều kiện thuận lợi này. Cơ thể trẻ thường có miễn dịch đối với bệnh sau khi tiếp xúc với virus. Đây là lý do tại sao bệnh hiếm khi xảy ra ở trẻ trên 10 tuổi. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gặp ở trẻ em lớn và người lớn, đặc biệt khi họ bị suy yếu hệ thống miễn dịch.
Chẩn đoán bệnh tay - chân - miệng
Bác sỹ thường chẩn đoán được bệnh tay - chân - miệng khi thăm khám trực tiếp trên lâm sàng. Bác sỹ sẽ kiểm tra các tổn thương và ban đỏ mụn nước ở miệng và các vị trí khác trên cơ thể. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn hoặc con bạn về các triệu chứng cơ năng khác.
Bác sỹ có thể lấy mẫu dịch họng hoặc mẫu phân để làm xét nghiệm tìm virus nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị bệnh tay - chân - miệng thế nào?
Đa số các trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, bác sỹ có thể điều trị để làm giảm các triệu chứng khó chịu. Đó là:
Một số phương pháp bạn cũng có thể áp dụng tại nhà để giảm bớt các triệu chứng của bệnh:
Tiến triển của bệnh tay - chân - miệng
Hầu hết các trường hợp bạn hoặc con của bạn sẽ cảm thấy khỏe lại trong vòng 5-7 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh đầu tiên. Bị nhiễm bệnh một lần nữa thường không phổ biến, cơ thể thường tạo ra miễn dịch đối với các virus gây bệnh.
Khám bác sỹ ngay nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc bệnh không khỏi trong vòng 10 ngày. Trong một số rất ít các trường hợp, coxsackievirus có thể gây ra những biến chứng nặng nề.
Phòng chống bệnh tay - chân - miệng thế nào?
Giữ vệ sinh cá nhân tốt là biện pháp phòng bệnh bệnh tay - chân - miệng tốt nhất. Rửa tay thường xuyên làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm virus.
Hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng bằng nước ấm và xà phòng. Luôn luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, và sau khi từ nơi công cộng trở về. Trẻ em cũng nên được hướng dẫn không nên đặt tay hoặc đồ vật gì trong miệng hay gần miệng của mình.
Một biện pháp phòng bệnh cũng rất quan trọng là dọn vệ sinh trong nhà và khu vực quanh nhà thường xuyên. Bạn cũng nên làm sạch các đồ chơi, núm vú giả, và các vật dụng khác của trẻ có nguy cơ bị nhiễm virus.
Nếu bạn hoặc con bạn có các triệu chứng ban đầu của bệnh như sốt hoặc viêm họng, hãy ở nhà thay vì tiếp tục đến trường học hoặc nơi làm việc. Bạn nên hạn chế tiếp xúc với người khác trong giai đoạn các ban đỏ và mụn nước đang mọc. Những biện pháp dự phòng này sẽ giúp bạn hạn chế lây bệnh sang người xung quanh.
Hỏi & Đáp
Con tôi bị bệnh tay, chân và miệng. Bé có thể lây bệnh cho người khác trong thời gian bao lâu và bé cần nghỉ bao lâu trước khi trở lại trường học?
Người bị tay - chân - miệng có nguy cơ lây bệnh cao nhất trong tuần đầu tiên của bệnh. Đôi khi bệnh vẫn có thể lây trong vòng một vài tuần sau khi các triệu chứng đã hết.. Bé nên ở nhà cho đến khi các triệu chứng đã hết, khi đó bé có thể trở lại trường học, nhưng cần phải hạn chế tiếp xúc gần gũi với bạn bè, bao gồm cả việc hạn chế ăn và uống cùng bạn bè. Bé cũng cần phải rửa tay thường xuyên và tránh dụi mắt hoặc đưa tay vào miệng hay các hành động có nguy cơ khác vì virus có thể lây truyền qua dịch cơ thể.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh tay - chân - miệng ở trẻ em
Nhiều người cho rằng uống nhiều bia rượu sẽ gây hại gan và là nguy cơ gây bệnh ung thư. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều thói quen khác cũng gây tổn hại đến gan.
Nhiễm Adenovirus ở trẻ em đang là vấn đề khiến cha mẹ bận tâm. Vậy các bậc phụ huynh cần biết gì về chủng Virus này? Cùng tìm hiểu nhé.
Bà bầu ăn bắp được không? Ăn bắp (ngô) đúng cách không những giúp đẩy lùi được dị tật thai nhi mà còn giúp kích thích sự phát triển trí não của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Trẻ ở độ tuổi học nói phải nghỉ học do dịch COVID-19, phụ huynh thường ít tương tác với trẻ khiến tình trạng trẻ chậm nói đang có chiều hướng gia tăng. Vậy, cha mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng chậm nói của trẻ?
Mới đây, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cấp cứu cho 2 bệnh nhi ngộ độc do dùng lá lộc mại chữa táo bón. Đây là lời cảnh báo các phụ huynh cần tỉnh táo trước các bài thuốc trị táo bón cho con tại nhà.
Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 thường được phát hiện ra khi xuất hiện các triệu chứng của việc tăng đường máu. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể ít rõ ràng hơn đối với những người mới được chẩn đoán mắc bệnh hoặc tiền tiểu đường. Có thể khó phân biệt các triệu chứng của bệnh tiểu đường với các triệu chứng khác vì một số triệu chứng có thể không đặc hiệu. Một trong những triệu chứng tăng đường huyết không đặc hiệu mà bệnh nhân tiểu đường thường gặp là mệt mỏi.
Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị tự kỷ không chỉ phát triển chậm trong việc giao tiếp, trong tương tác với mọi người xung quanh, gặp khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ mà còn có những rối loạn hành vi có thể ảnh hưởng tới gia đình và xã hội.
SUCKHOE+ | Chốc lở là bệnh do vi khuẩn gây ra có khả năng lây nhiễm cao ở trẻ em. Để phòng ngừa các biến chứng của bệnh, cha mẹ cần có phương pháp chăm sóc trẻ hợp lý, khoa học.