Thời tiết mùa xuân tạo điều kiện cho nhiều vi-rút, vi khuẩn phát triển gây bệnh cho trẻ nhỏ, đặc biệt là bệnh tay chân miệng và ho gà hiện nay.
Theo TS.BS Lê Hồng Hanh, Phó trưởng khoa Hô hấp - BV Nhi Trung Ương (Hà Nội) ngay từ tháng 1 năm 2016 bệnh viên đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện trong tình trạng suy hô hấp do ho gà dai dẳng. Cũng tại khoa Nhi (BV Bạch Mai) thời gian gần đây cũng tiếp nhận 1 số ca bệnh nghi ngờ trẻ mắc ho gà với biểu hiện ho dữ dội kéo dài, biến chứng viêm phổi… Tuy nhiên, khi tiến hành xét nghiệm tìm vi khuẩn ho gà thì may mắn các trẻ này đều âm tính, mặc dù đều thuộc diện chưa tiêm phòng bệnh ho gà.
Ngoài ra, dịch tay chân miệng cũng bắt đầu bùng phát trong thời gian cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm 2016. Theo thống kê từ trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, tính đến ngày 13/3 Hà Nội đã ghi nhận 176 trường hợp mắc tay chân miệng. Còn tại TP.HCM, con số tuần qua là 72 ca, tăng 35% so với trung bình 4 tuần trước.
Trên thực tế, ho gà và tay chân miệng đều thuộc dạng bệnh truyền nhiễm, thường gặp vào mùa đông xuân và thời điểm hiện nay đang đúng mùa bệnh hoành hành. Khoảng gần chục năm gần đây, ho gà là bệnh ít gặp trên bệnh cảnh lâm sàng vì đa số trẻ nhỏ được chích ngừa đầy đủ vắc-xin DPT – vắc-xin tạo miễn dịch bạch hầu, uấn ván, ho gà trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, trước sự e ngại những tác dụng phụ của vắc-xin trong thời gian vừa qua khiến không ít bậc cha mẹ bỏ lỡ cho con những mũi tiêm phòng bệnh quan trọng.
Ngoài ra, sự biến đổi khí hậu khôn lường đồng nghĩa với gia tăng ô nhiễm môi trường, nhiều chủng vi-rút dịch bệnh biến dạng xuất hiện và phát tán với tốc độ chóng mặt đe dọa sức khỏe của nhiều khu vực dân cư trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đây cũng là giải thích cho việc vì sao nhiều dịch bệnh bùng phát không theo quy luật thông thường hoặc tăng mạnh trong thời gian vừa qua như vi-rút Zika, viêm màng não mô cầu, viêm não Nhật Bản, bạch hầu, ho gà, chân tay miệng, sởi…
Đối với bệnh nhi bị ho gà, trẻ có thể kéo dài từ đó suy kiệt sức lực do sức đề kháng còn rất yếu, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Ho gà còn gây ra tình trạng thiếu oxy trong cơ thể dẫn tới các biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, viêm não… thậm chí gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị sớm.
Tay chân miệng là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em và có khả năng lây lan nhanh, dễ thành đại dịch. Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi-rút, nhưng đến nay chưa có vắc-xin phòng bệnh. Trẻ có thể sốt nhẹ, biếng ăn, đau họng. Tại vùng họng (lưỡi, nướu, bên trong má) của trẻ có thể thấy các chấm đỏ sau dần phát triển thành các bọng nước và tổn thương loét. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, bệnh dễ biến chứng thành viêm não dẫn tới tử vong.
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà ngay khi trẻ đến lịch tiêm chủng. Hiện nay loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng là Quinvaxem (vắc-xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não mủ do Hib) vẫn được sử dụng tại các địa phương.
Bệnh cạnh đó, các loại vắc-xin dịch vụ như Pentaxim (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não mủ do Hib; Infanrix Hexa (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm màng não mủ do Hib) đang trong tình trạng khan hiếm. Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch hiệu quả phòng bệnh có thể đạt đến 90%. Ngoài ra cần cách ly trẻ với người có dấu hiệu ho gà vì bệnh rất dễ lây qua đường không khí.
- Bệnh tay chân miệng chưa có vắc-xin miễn dịch nên cách tốt nhất là phòng bệnh gồm:
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.