Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu rõ về CÚM để bảo vệ bản thân và gia đình

Hiểu rõ về các chủng cúm có thể giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của người thân và gia đình mình.

Thời tiết trở lạnh, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cũng gia tăng trong đó có bệnh cúm. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các chủng cúm khác nhau đang lưu hành hiện nay. Hiểu rõ về các chủng cúm có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe của người thân và gia đình tốt nhất.

Thể điển hình của bệnh cúm

 
Thời gian ủ bệnh: Kéo dài 1-3 ngày, trung bình 48 giờ. Bệnh khởi phát đột ngột với sốt, ớn lạnh, nhức đầu, sổ mũi, đau cơ, mệt mỏi.

Thời kỳ khởi phát: Thường đột ngột, sốt cao 39-40 độ C, rét run, nhức đầu, buồn nôn, đau mỏi toàn thân.

Thời kỳ toàn phát

  • Hội chứng nhiễm trùng:
    • Sốt : đột ngột và tăng lên nhanh chóng trong những ngày đầu tiên, có khi lên đến 40 độ C, kèm theo cảm giác ớn lạnh. Sau đó giảm dần và trở lại bình thường trong vòng 1 tuần.
    • Mệt mỏi toàn thân, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn.
  • Hội chứng đau lan toả:
    • Nhức đầu: quanh hốc mắt, vùng trán hay thái dương. Có trường hợp ở vùng chẩm. Nhức đầu thường giảm dần từ ngày thứ ba đến ngày thứ năm, gần tương ứng với cơn sốt.
    • Đau cơ khớp: đau toàn thân, nhưng rõ nhất là ở cẳng tay, cẳng chân và vùng thắt lưng.
  • Dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên: Thường có sổ mũi, ho khan, đôi khi có đờm, rát họng.

Tiến triển: bệnh thường tự hồi phục trong vòng 4-7 ngày khi không có biến chứng. Tuy nhiên chán ăn, ho và mệt mỏi còn kéo dài đến 3 tuần sau, nhất là ở người già.

Các typ cúm A, B, C

Virus cúm thường được chia ra thành virus cúm A, B và C. Các chủng cúm được phân nhóm dựa trên các loại protein bề mặt.

Virus cúm A và B là hai loại virus phổ biến nhất gây bệnh cúm ở người. Các chủng cúm này không chỉ gây ra mùa cúm hàng năm mà còn gây ra các đợt bệnh xảy ra thường xuyên và liên quan đến các chủng virus cúm mới.  Không giống virus cúm B, chủng virus cúm A có thể gây bệnh ở cả người và động vật.

Virus cúm C thường không phổ biến như cúm A và cúm B, cũng không liên quan đến mùa cúm. Vắc xin cúm tiêm hàng năm không bảo vệ bạn khỏi virus cúm C.

Sự biến đổi của virus cúm

Mỗi chủng virus cúm mới hình thành dựa trên những thay đổi về gen. Điều này giải thích lý do vì sao một số loại virus cúm ban đầu chỉ gây bệnh ở động vật nhưng sau đó có thể gây bệnh cho cả người. Đa số các virus cúm thường bắt đầu gây bệnh ở gia cầm, sau đó gây bệnh ở lợn và cuối cùng là gây bệnh cho con người. Chẳng hạn như virus cúm A(H1N1) trước đây chỉ gây bệnh ở lợn nhưng sau đó đã biến đổi và gây bệnh ở người.

Mùa của virus cúm

Virus cúm theo mùa xuất phát từ virus cúm nhóm A và nhóm B. Những chủng virus này chịu trách nhiệm cho những triệu chứng cúm khốn khổ mà nhiều người phải trải qua mỗi khi mùa thu đông đến, bao gồm: sốt và ớn lạnh, đau người và sưng họng, ho và khò khè, mệt mỏi.

Các triệu chứng điển hình của cúm thường kéo dài khoảng 1-2 tuần, trừ khi các biến chứng khác xuất hiện.

Mùa của virus cúm thường rất dễ lây lan và thường lây lan qua các giọt bắn nhỏ trong không khí từ những người nhiễm bệnh.

Cúm A(H1N1)

Thường được biết đến là Cúm A(H1N1) hay còn gọi là cúm lợn, là một chủng cúm mới xuất hiện ở người vào năm 2009. Được mệnh danh là cúm lợn bởi loại virus này ban đầu xuất hiện ở lợn.

Triệu chứng của Cúm A(H1N1) khá giống với triệu chứng của cúm theo mùa, do đó có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Virus này đã gây ra một đại dịch từ năm 2009 -2010 bởi con người không có miễn dịch với loại virus này. Từ đó, mỗi mũi tiêm vào mùa cúm cũng sẽ bảo vệ bạn khỏi virus Cúm A(H1N1).

Cúm gia cầm

Thường được biết đến là cúm gà, virus cúm gia cầm là một loại virus cúm A lúc đầu xuất hiện ở gia cầm. Một ví dụ đó là chủng cúm A(H5N1), virus đã gây ra việc chết hàng loạt gia cầm ở Trung Đông, châu Á và Việt Nam trong 10 năm vừa qua. Chủng cúm này cũng chịu trách nhiệm cho ít nhất 600 trường hợp tử vong ở người. Đây là chủng cúm gây ra bệnh cúm lây từ chim và gia cầm sang người, nhưng không lây giữa người với người.

Cúm A(H7N9) là một dạng khác của virus cúm gia cầm. Hầu hết các trường hợp nhiễm H7N9 được ghi nhận tại Trung Quốc, số còn lại ở 1 số quốc gia. Việt Nam chưa ghi nhận H7N9 ở cả người và gia cầm.

Tuy nhiên, căn cứ vào cách virus biến đổi, bạn không nên lơ là với virus cúm gia cầm. Loại virus này đã gây ra việc nhiễm trùng đường hô hấp rất nghiêm trọng và gây tử vong rất nhiều ở Trung Quốc.

Đại dịch cúm

Thuật ngữ “đại dịch” là một thuật ngữ đáng sợ và đó là một lý do tốt. Đại dịch cúm liên quan đến virus cúm A chỉ vừa mới được con người biết đến trong 1 thập kỷ gần đây.

Trong khi việc tiêm vắc xin cúm có thể cung cấp miễn dịch với một số chủng virus nhất định, vắc xin không thể bảo vệ bạn khỏi các chủng cúm mới. Việc thiếu bảo vệ như vậy đã khiến con người trở nên dễ mắc bệnh hơn. Đại dịch cúm lớn nhất là cúm lợn xảy ra vào năm 2009.

Tuy các đại dịch cúm rất nguy hiểm nhưng lại rất hiếm khi xảy ra. Theo thống kê, có tổng cộng 3 đại dịch cúm trong suốt thế kỷ 20. Cách tốt nhất để bảo vệ bạn trong những đại dịch như vậy là hạn chế đi du lịch và giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt.

Virus cúm thay đổi liên tục

Các chuyên gia y tế và các nhà khoa học dựa vào quá trình phân loại cúm để đặt tên và chẩn đoán cho các chủng cúm mới. Tuy nhiên, virus cúm thường xuyên thay đổi. Hiện tượng này được gọi là trôi dạt kháng nguyên. Virus cúm mới sẽ hình thành theo thời gian, đó là lý do vì sao vắc xin cúm tiêm hàng năm sẽ bao gồm ngày càng nhiều chủng cúm theo các năm. Một số loại virus cúm, như cúm gia cầm, có thể không hoạt động và sau đó lại xuất hiện trở lại vào năm sau đó.

Cho dù là chủng cúm nào, bạn có thể tự bảo vệ bản thân bằng việc giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ và tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 hiểu lầm về bệnh cúm - Phần 110 hiểu lầm về bệnh cúm - Phần 2

Bình luận
Tin mới
  • 08/09/2024

    Những điều cần biết về vaccine phòng sốt xuất huyết

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.

  • 08/09/2024

    3 cách tự nhiên giúp giảm buồn nôn

    Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.

  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

Xem thêm